top of page
TRANG TÌM KIẾM JOS CREATIVE
Title (1825)
Sản phẩm (119)
Lọc theo
Loại
Danh mục
Tìm thấy kết quả cho nội dung tìm kiếm trống
- SINH VIÊN NÊN THÁNHTrong PHOTO CONTEST9 tháng 9, 2020Hay quá! Cảm ơn bạn về bài viết ý nghĩa này58
- Giêsu gọi - lắng nghe là đủ?Trong CHRISTUS VIVIT·27 tháng 6, 2020Trong tông huấn Christus Vivit Đức Thánh Cha nhắc đến tầm quan trọng của người trẻ trong việc đáp lại và làm chứng cho Tin Mừng. “Với tình yêu Đức Ki tô tràn đầy, người trẻ được kêu gọi nên chứng nhân cho Tin Mừng ở bất cứ nơi đâu họ sinh sống.” |175| Qua đó, người trẻ được mời gọi để đáp lại cách mạnh mẽ với Hội Thánh trong sứ mạng truyền giáo. “Đừng là người ngoài cuộc, hãy dấn thân! Đức Giê su đã không là người ngoài cuộc”.|174| Cụm từ “truyền giáo” - có lẽ mọi Kitô hữu chúng ta đều đã quá quen, nhưng để hiểu và thực hành thì cần phải có một nền tảng đức tin vững chắc đi cùng với một tinh thần dấn thân phục vụ. “Truyền giáo” cụm từ có lẽ vừa cổ xưa nhưng cũng luôn mới mẻ, cổ xưa là vì nó đã được gắn với giáo hội ngay từ thuở sơ khai và mới mẻ là vì cho đến hiện tại, đó vẫn luôn là nhiệm vụ cũng như sứ mạng của Giáo hội cho đến mãi sau này. Vấn đề đặt ra là mỗi Ki tô hữu phải truyền giáo như thế nào và phải làm sao cho đúng với tinh thần của Giáo hội. Nếu như truyền giáo là những việc làm xuất phát từ tình yêu của chính Ngôi Lời nhập thể là Đức Giê su Kitô thì thật tốt. Nhưng nếu chỉ là những lời nói cũng như hành động muốn làm cho người khác thấy rằng “đạo” của tôi là tốt, là đẹp…thì đấy sẽ là chưa đủ. Nó giống như việc một người đang cố gắng lôi kéo thêm người khác về với họ nhưng những lời họ nói ra thì là của họ, điều này mặc nhiên sẽ tạo nên những cái “hố phân cách” vô cùng nguy hiểm giữa Lời của Thiên Chúa với chính những con chiên lạc của Ngài. Thánh Phao lô nói: “Tôi sống nhưng không phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.” Đôi khi, cách chúng ta chọn lựa để truyền tải đến mọi người chỉ theo lí trí của bản thân, không dựa trên một nền tảng vững chắc nào bất kì, nó sẽ làm bạn lệch hướng! Là một Kitô hữu, chúng ta có nhiệm vụ để cho Lời của Thiên Chúa được lan tỏa đến với hết những ai chưa biết Chúa bằng chính đời sống yêu thương tha nhân của mình. Đó cũng là trăn trở của Chúa Giêsu “Thầy đã ném lửa vào mặt đất, và Thầy những mong lửa ấy đã bùng lên.” (x. Lc 12,49). Tình thương giống như lửa, điều quan trọng là nó phải cháy và đặc biệt hơn hết, ta phải biết: Khi ngọn lửa ấy cháy lên, nó cần phải thiêu đốt cái gì? Trước hết nó thiêu đốt cái tôi ích kỷ của ta, và nó “thiêu đốt” bởi vì, khi yêu ta hoàn toàn hướng về người khác, hoặc về Thiên Chúa, bằng cách chu toàn ý Người, hoặc về người bên cạnh, bằng cách giúp đỡ người đó. Một ngọn lửa cháy lên, cho dầu nhỏ bé, nếu được nuôi dưỡng, nó có thể trở thành một đám cháy lớn. Đó là đám cháy tình thương, hòa bình, là tình huynh đệ đại đồng mà Đức Giêsu đã đưa đến trần gian. Là một người trẻ mang lấy danh hiệu Kitô hữu, thì chính chúng ta phải mặc lấy chính Đức Kitô là Lời của Thiên Chúa. “Chúng ta hãy yêu thương nhau vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu”, câu nói này của Thánh Gioan đã khẳng định rằng người môn đệ của Chúa thì phải là con người của tình yêu vì chính Thiên Chúa là tình yêu. Làm cho mọi người xung quanh cảm nhận được Tình Yêu trong mỗi hành động của chúng ta dầu là hành động nhỏ nhất cũng trở nên cao cả. “Không có tình yêu, các hành vi, dù chói sáng nhất, cũng không đáng kể gì.” |Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu| Đức Thánh Cha mời gọi người trẻ “Hãy học cách bơi ngược dòng đời, học cách chia sẻ Chúa Giê su và đức tin Ngài trao ban.”|176| “Bơi ngược” không có nghĩa là chúng ta phải sống “khác người” với cuộc sống của người trẻ, mà hãy biết quay đầu khi đứng trước những thách thức cám dỗ của thế giới ngày nay. Giữa những thách đố trong cuộc đời, chúng ta hãy nhận lấy sức mạnh từ Chúa Thánh Thần và Ngài sẽ cho chúng ta biết phải làm gì. Và “Chúa Giê su sai chúng ta đi đâu?”. Người trẻ cũng được mời gọi bước ra với mọi người, mọi nơi, mọi lĩnh vực trong đời sống, không chỉ cho những ai ở gần, biết nghe lời hay được chào đón”.|177| Tất cả mọi nơi mà ta đặt chân đến, hãy lan tỏa sự ấm áp của Tình Yêu là chính Chúa Giê su. Và để có được sự ấm áp ấy, hãy sống như cách Chúa Giê su đã và đang sống giữa chúng ta. Chúa Giêsu vẫn đang bước đi giữa chúng ta, như xưa Ngài bước đi ở Galilê, lặng lẽ dừng lại nhìn vào mắt chúng ta. Tiếng gọi của Ngài hấp dẫn và làm say dắm lòng người.|277| Khó khăn gian khổ vẫn luôn ở phía trước, và đôi khi, nó tồn tại ngay chính trong tâm hồn mỗi người. Nhưng điều quan trọng: Người trẻ phải thực sự nhận ra, nhìn thấy chính Đức Kitô Thầy Chí Thánh đang yêu thương và đồng hành cùng họ trên cánh đồng truyền giáo bao la. Hãy can đảm và vững tâm bước đi! God bless all of us! Tác giả: Jos. Hoàng Sơn Lâm Hình ảnh: Tú Đann65336
- Một bè trong Đức Giê-suTrong CHRISTUS VIVIT·13 tháng 6, 2020150. Dù con có sống và trải nghiệm đến đâu chăng nữa, con cũng sẽ không bao giờ chạm đến ý nghĩa sâu xa nhất của tuổi trẻ, con sẽ không nhận biết được tuổi trẻ đầy đủ nhất, nếu con không gặp Người Bạn lớn mỗi ngày, nếu con không sống trong tình bạn với Đức Giêsu. Chiara gõ cửa lúc tôi còn đang ngồi gõ gõ cái điện thoại: Đi lễ hem, An ơi! Mặt tôi xệch xuống vài mét vì ngoài cửa sổ, trời lất phất tuyết kèm theo cái gió của miền Bắc nước Pháp. Rồi, cái giọng í ới của cô bạn cùng nhà lưu xá sinh viên cũng xách được cái mông tôi lên. Hơn chục bạn, đến từ chục nước khác nhau, chúng tôi ở cùng nhau trong nhà lưu xá sinh viên Công giáo. Nói từ “ở” thì chưa đủ để toát lên được cái nhịp sống giữa những người bạn này. Chúng tôi cùng cầu nguyện trước giờ ăn, chúng tôi rủ nhau đi Lễ, chúng tôi tìm mình trong chuỗi Mân Côi vào thứ Bảy. Đó là những chuỗi Mân Côi nhiều vần điệu, được bắt đầu bằng Tiếng Việt, tiếng Ý, tiếng Anh... rồi chụm lại ở câu hát: “Ave Maria”. Trong lúc mệt mỏi lết đôi giày Converse giữa đường gạch Châu Âu lắm tuổi, tôi đã băn khoăn thật nhiều về Đức Ki-tô mà tôi biết bấy lâu. Tôi lấn cấn: Người ở đâu? Nếu Người chỉ ở những ngôi nhà thờ rộng lớn, hẳn đôi chút rêu phong đã tìm được chỗ. Nếu Người ở những bộ sách Thần học dày đẹp, hẳn tôi chẳng mấy khi tìm đến, lật dở. Hay Người ở nơi những vị giáo sĩ tầng tầng lớp lớp? Thế thì lòng tôi sẽ chùng xuống thật nhiều khi đọc được ít nhiều tin trên dòng báo. Trong một lần cầu nguyện bằng nhiều thứ tiếng, tôi ở cạnh bên những người bạn từ mọi nẻo. Đôi mắt tôi được khóe mở bởi cây thánh giá trước mặt. Tôi tự nói: "It's you". Đúng rồi, Ngài đây, ở đấy và với chúng con đó thôi! Khi sống những quãng ngày tuổi trẻ trong tình bạn tại Pháp, tôi thực sự vui cái lòng và thỏa mãn cái trí của câu Kinh Thánh: “Thầy gọi anh em là bạn hữu” (Ga 15, 15). Vì trong những lúc đụng chạm đến sứt mẻ, chúng tôi cùng nhìn vào Đức Ki-tô. Cô bạn người Ý luôn tự cao về văn hóa gốc La Mã của mình cũng tự tay vào bếp để làm cùng tôi món nem Việt. Rồi chúng tôi cũng nhiều lần trầm trồ cô bạn Công-gô da đen với những bộ tóc đẹp lạ, thay đổi liên tục. Chúng tôi thôi tranh cãi, phô-mai Pháp thì ngon hơn nước mắm Việt nhưng một mực tôn trọng cái sắc mà mỗi người đem cùng. Bởi chúng tôi chẳng thể chọn lựa được màu da, sắc tộc của mình. Nhưng chúng tôi lại có thể chọn lựa thái độ sống dưới cái mắt nhìn trong Thiên Chúa. Và khi cùng nhìn về nó, chúng tôi trở thành những người bạn, làm thành một bè hiệp nhất trong Đức Giê-su! An Duyên7291
- KHI TÔI SỐNG CHO CHÚA VÀ CHO THA NHÂN, TÔI LÀ CHÍNH TÔITrong CHRISTUS VIVIT·15 tháng 6, 2020Con người được Thiên Chúa tạo dựng nên cách đặc biệt. Họ có lý trí sáng suốt, có linh hồn bất tử và có quyền tự do chọn lựa, những điều khiến họ trở nên cao quý và được Thiên Chúa giao quyền thống trị mặt đất[1]. Nhưng có phải ai cũng ý thức mình là ai, đang ở đâu, mình cần phải làm gì và mục đích sống ở trần thế là để làm gì không? Hằng ngày, người ta sẵn sàng bỏ sức cùng lực kiệt ra để làm việc từ sáng tinh mơ cho đến tối mịt mờ để vì mục đích gì đây? Phải chăng là hạnh phúc? Vậy mà dường như thứ hạnh phúc đó cũng ngắn hạn, chóng qua, do lý trí và tự do kiểu bản năng của họ. Chúa đã đặt chúng ta vào thế gian, có phải chỉ để kiếm tiền, no đủ, bằng lòng và rồi chết đi hay không? Có phải quá là nhạt nhẽo khi suy nghĩ như vậy? Người khôn ngoan là người biết được cái gì là thực sự quan trọng, để rồi dành hết sức đời mình cố gắng để đạt được nó, dù có phải hy sinh tất cả và đôi khi là cả tính mạng mình đi chăng nữa! Vậy cái gì là thực sự quan trọng? Tôi là một người trẻ vừa bước sang ngưỡng cửa 23, độ tuổi căng tràn sức sống, nhưng đây cũng là thời điểm mà tôi phải đối diện với biết bao sự lựa chọn và biết bao áp lực với hai chữ mang tên “trưởng thành”. Sự trưởng thành đã làm cho tôi tự vấn: “Tôi sinh ra để làm gì?” hay “Tôi là ai vậy?”. Như bên Phật giáo, người ta gọi những điều đó là sự giác ngộ?! Tôi đây cũng đang hằng ngày đi tìm cho ra bản chất thực sự của đời tôi là gì? Thật may mắn khi vào độ tuổi này, độ tuổi chông chênh theo như tôi nhận định, tôi lại có duyên song hành với sự ra đời của tông huấn Christus Vivit, tông huấn hậu Thượng hội đồng do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành để đặc biệt dành riêng cho giới trẻ - những người “đang lao mình về phía trước với những triển vọng và cả những ảo tưởng”[2]. Qua tông huấn, tôi đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi hóc búa nhất của đời mình: “Điều gì là thực sự quan trọng mà tôi cần hướng tới?”. Câu trả lời nằm ở Christus Vivit số 286, ĐTC đã nói cho tôi và các bạn trẻ nghe rằng: "Rất thường trong đời sống, chúng ta phí thời gian để tự hỏi ‘Tôi là ai?’ Các con có thể tiếp tục hỏi mãi ‘Tôi là ai?’ trong suốt cuộc sống còn lại của mình. Nhưng câu hỏi thực là: Tôi sống cho ai?’”. Đúng vậy. Tại sao tôi phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tôi là ai?”, khi mà lúc sinh ra, tôi đã là một tặng phẩm dâng lên cho Chúa, và tôi sống là để dành cho Ngài! Chỉ cần biết vậy thôi là tâm hồn tôi đã khoan khoái lên rồi. Hay nói cách khác, tâm hồn tôi đã bớt đi sự khắc khoải cho những tháng ngày mòn mỏi đi tìm kiếm… về một chân lý thực sự...cho đời mình. Như thánh Augustino đã nói: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa và tâm hồn chúng con khắc khoải cho tới khi nào được nghỉ yên trong Chúa”[3]. Suy tư đến đây, tôi lại nghĩ về sự giác ngộ bên Phật giáo, người theo Phật giáo luôn đi tìm kiếm sự giải thoát cho đời mình. Nói cách dễ hiểu, giác ngộ là nhìn ra được bản chất thực sự của đời mình, của thế gian và của vạn vật…Còn Đức tin Kitô giáo thì sao? Tôi nghĩ rằng sự “giác ngộ” nơi Đức tin Kitô giáo chính là một con đường – con đường nên thánh, mà thực ra chúng ta đâu cần phải đi tìm kiếm đâu xa. Chính Đức Giêsu Kitô là sự “giác ngộ” cao nhất. Ngài đã mở đường và việc của tôi cùng các bạn chỉ cần đó chính là tin vào Ngài, đón nhận Ngài, và sống như Ngài. Chính Đức Giêsu đã nói trong Tin Mừng theo thánh Gioan rằng: “Ta chính là đường, là sự thật và là sự sống, ai tin vào Ta sẽ được sự sống muôn đời” [4]. Đọc tông huấn Christus Vivit, tôi nhận ra được con đường mà mình phải đi. Đó là những cách thức làm cho tôi nên thánh trong đời sống này. Những suy tư, những lời chia sẻ trong quyển sách nhỏ bé này như tấm gương soi rọi tâm hồn tôi vậy. Nó như một dòng suối trải rộng ra hết mọi suy nghĩ, mọi điều mà tôi đang thắc mắc và khắc khoải trông chờ! Đó là những câu, những đoạn mà ĐTC Phanxicô đã dạy cho tôi biết rằng: Phải yêu như thế nào: “Các con ơi, hãy yêu đi, hãy cho phép mình được yêu, vì không gì thực tiễn hơn là tìm thấy Thiên Chúa, không gì thực tiễn hơn là yêu một cách dứt khoát và tuyệt đối”[5]. Phải biết khóc như thế nào: “Các con hãy học để biết khóc cho tất cả những bạn trẻ kém may mắn hơn mình… vì một khi các con có thể khóc, các con sẽ có thể giúp đỡ người khác với cả tấm lòng”[6]. Phải biết mỉm cười và hy vọng ra sao: “Đừng cho phép người ta cướp đi khỏi các con niềm vui và hy vọng, đừng để họ đầu độc và biến các con thành nô lệ phục vụ cho những lợi ích của họ. Các con hãy dám vượt lên trên chính mình, vì ‘mình là ai’ thì quan trọng hơn là ‘mình có gì’”[7]. Và ngài còn dạy tôi một điều quan trọng khác nữa đó là phải sống là chính tôi thế nào: “Nên thánh có nghĩa là trở nên chính mình đầy đủ hơn, trở nên điều mà Chúa đã mong muốn ước mơ và sáng tạo, chứ không phải một bản sao”[8]. Tất cả những điều đó đã gợi hứng cho tôi về một tình yêu dạt dào vào Thiên Chúa, và tiếp nữa là biết yêu hơn chính đời sống mà tôi đang tạm trú này. Tôi khao khát được sống một cuộc đời sẽ “làm nở hoa trên những chặng đường tôi đi tới”, sống một cuộc đời mang khuôn mặt của Đức Kitô, khuôn mặt của sự yêu thương và san sẻ. Tông huấn còn dạy tôi sống cho Chúa và dành cho Người, không phải chỉ là hướng về Người mà thôi, mà tôi còn phải biết yêu thương anh chị em xung quanh vì “Người đã quyết định rằng các con phải sống cho tha nhân nữa…để chia sẻ cho anh chị em xung quanh các con”[9]. Tại sao tôi phải yêu thương tha nhân ư? Đơn giản vì tha nhân chính là hình ảnh của Thiên Chúa giữa đời thường, tha nhân chính là cách để Thiên Chúa tỏ mình là một Tình Yêu chân thật và duy nhất. Như Mẹ thánh Tê-rê-xa Calcutta đã nói:“Thiên Chúa dựa vào chúng ta để yêu thương thế giới và để cho thấy Ngài yêu thương biết là ngần nào!”[10]. Qua tông huấn, tôi nhìn nhận được rằng tuổi trẻ là một khoảng thời gian quý giá và tuổi trẻ chúng tôi đây – “không chỉ là tương lai của thế giới mà chúng tôi còn là hiện tại, ngay lúc này đây chúng tôi đang góp phần làm phong phú thế giới”[11]. Tuổi trẻ, khoảng thời gian xứng đáng được tôn trọng và nhìn nhận nhiều hơn. Bởi vì ngày nay đã đến thời, những người trẻ sớm nhận ra được ơn gọi nên thánh và sống thánh của mình. Càng ngày càng có những tấm gương người trẻ sống thánh cho chúng ta học hỏi như thánh Đaminh Savio, thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu, hay ba vị thánh trẻ Dòng Tên, đó là thánh Stanislao Kostka (18 tuổi); thánh Luy Gonzaga (23 tuổi) hay là thánh Gioan Berchmans (22 tuổi)… Thật không sai khi Đức Thánh Cha đã nói rằng: “Trái tim người trẻ phải được xem là nơi thánh”[12]. Thật vậy, qua các trải nghiệm về việc đọc và suy tư tông huấn Christus Vivit, tôi đã nhận ra được bản chất thực sự của đời tôi: đó chính là tôi sinh ra là để dành cho Chúa, sống cho Chúa và sống cho cả tha nhân nữa. Ngoài ra, tôi còn nhận ra một điều quan trọng không kém rằng: tôi phải sống là chính tôi, tôi phải nên thánh theo con đường của riêng tôi, và tôi chính là một tặng phẩm được Thiên Chúa gửi gắm vào thế gian này, để làm nơi trao gửi tình yêu thương của Ngài đến với nhân loại này. Lạy Chúa, xin luôn ở bên và đồng hành cùng chúng con, là những người trẻ biết sống trọn vẹn nhất từng giây phút hiện tại, và cho mỗi chúng con biết làm cho thế giới này trở nên một nơi tràn ngập tình yêu thương và ân sủng của Ngài. Amen Tác giả: Phanxicô Xavie Nguyễn Tuấn Anh (ảnh minh họa: internet) Chú thích: [1] St 1,26 [2] ĐTC PHANXICÔ, tông huấn Christus Vivit - Chúa Kitô Đang Sống, 25/3/2019, bản dịch của Lm. Công Đức, số 139. [3] AUGUSTINO, Tự thú, I,1,1:PL 32, 661 [4] Ga 14,6 [5] ĐTC PHANXICÔ, tông huấn Christus Vivit - Chúa Kitô Đang Sống, 25/3/2019, bản dịch của Lm. Công Đức, số 132 [6] ĐTC PHANXICÔ, tông huấn Christus Vivit - Chúa Kitô Đang Sống, 25/3/2019, bản dịch của Lm. Công Đức, số 76 [7] ĐTC PHANXICÔ, tông huấn Christus Vivit - Chúa Kitô Đang Sống, 25/3/2019, bản dịch của Lm. Công Đức, số 107 [8] ĐTC PHANXICÔ, tông huấn Christus Vivit - Chúa Kitô Đang Sống, 25/3/2019, bản dịch của Lm. Công Đức, số 102 [9] ĐTC PHANXICÔ, tông huấn Christus Vivit - Chúa Kitô Đang Sống, 25/3/2019, bản dịch của Lm. Công Đức, số 286 [10] TEREXA CALCUTTA, Cristo en los Pobres, Madrid, 1981, 37 - 38 [11] ĐTC PHANXICÔ, tông huấn Christus Vivit - Chúa Kitô Đang Sống, 25/3/2019, bản dịch của Lm. Công Đức, số 64 [12] ĐTC PHANXICÔ, tông huấn Christus Vivit - Chúa Kitô Đang Sống, 25/3/2019, bản dịch của Lm. Công Đức, số 6764797
- MARIA, NGƯỜI PHỤ NỮ TÔI TIN TƯỞNGTrong CHRISTUS VIVIT·26 tháng 6, 2020Tuổi trẻ! Tuổi của đầy dẫy những hoài bão và quyết định. Ý thức rằng tuổi trẻ chính là nền móng của một cuộc đời, nên tôi đã sống hết mình vì tuổi trẻ với những sáng kiến và thành công, cả những sai lầm và vọng tưởng. Trên hết tôi chọn cho mình một mẫu gương để học tập, đó chính là Mẹ Maria. Cũng vào quãng thời gian trẻ trung này, Mẹ Maria, người phụ nữ trẻ năm xưa tại Nadarét đã có cho mình một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến trọn vẹn cuộc đời của Mẹ, đó chính là thưa tiếng ‘xin vâng’. “Đấy không phải là sự chấp nhận thuần túy thụ động hay bị bắt buộc, hay tiếng ‘vâng’ vu vơ kiểu như nói: ‘Ờ, thì cứ thử xem sao’<>. Maria đã thưa tiếng xin vâng đầy sẵn sàng, chấp nhận các thử thách, dù thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng(theo luật Mose)khi nhận một lời hứa từ Đấng mà người nữ trẻ này tin. Niềm tin tinh ròng của Mẹ thôi thúc Mẹ nhận lấy sứ điệp vĩ đại và huyền nhiệm. Vì Mẹ biết rằng Thiên Chúa là Đấng vượt qua khỏi lề luật<>, vượt lên trên chuyên ngành<>, qua khỏi các dự định và tính toán<>, cả những gì tưởng chừng như là chắc chắn nhất<>, Thiên Chúa có thể làm được mọi sự. Việt Nam chúng ta có câu thành ngữ “sai một li đi một dặm”. Mỗi chọn lựa ngày hôm nay, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống ngày mai. Nên tôi đã rất cẩn trọng và suy tính để không bị thiệt thân. Tôi luôn chọn những gì an toàn và có triển vọng. Tôi tin rằng Mẹ Maria cũng chọn những gì tốt nhất cho mình, với Mẹ đó chính là tin vào Chúa. “Khi còn nhỏ Mẹ không hề biết rằng: mình sẽ trở nên Mẹ Thiên Chúa. Mẹ thường cầu xin: Lạy Chúa! Cho đến khi nào con sẽ được diễm phúc diện kiến dung nhan Mẹ của Chúa Cứu Thế?”. Mẹ đã sống một tuổi trẻ hết sức tích cực và triệt để những đặc ân của nó, để rồi suốt cuộc đời Mẹ là một tiếng ‘xin vâng’ bền bỉ và dứt khoát. Tôi biết rằng, tôi cần luôn sống trọn vẹn giây phút hiện tại chứ không chỉ hướng nhìn về tương lai. Tôi cần luôn cố gắng suy tính và chọn lựa những gì tốt nhất cho bản thân mình. Vì chọn Maria làm người tôi tin tưởng, làm tấm gương cho tôi, nên điều tốt nhất với tôi là xin vâng theo thánh ý Chúa. Tác giả: Jb Nguyễn Văn Chất7135
- Tên ảnh:Đồng hành với người trẻTrong PHOTO CONTEST·10 tháng 8, 2020Nội dung: đây là buổi quy tụ các bạn trẻ của giáo xứ trong một thánh lễ nhỏ chỉ dành riêng cho giới trẻ để sinh hoạt và hướng đến sự trưởng thành toàn diện cho người trẻ như năm thánh 2020 đã đề ra. trong bài giảng cha đã nói các bạn trẻ chính là tương lai của giáo xứ và giáo hội vì thế các bạn cần sống một cuộc sống lành mạnh ,luôn áp dụng tin mừng vào cuộc sống để từ đó mà sống tốt đời đẹp đạo. Đặc biệt trong thời đại 4.0 này có rất nhiều cám dỗ khiến cho các bạn trẻ sai đường lạc lối .như câu nói:” thiên đàng mở cửa không ai tới ,hoả ngục cài then cứ chen vào”,thiên đàng được ví như Là như là các thánh lễ , các việc tốt mà các bạn trẻ là được ....Còn hoả ngục là nơi ăn chơi các quán bar , vũ trường các trò chơi vô bổ như cá độ ,ma tuý ,bài bạc...Từ đó giúp các bạn trẻ nhận thức được mọi hành động và việc làm của mình đến sự hạnh phúc đời đời mà Chúa hứa ban tặng. Tên tác giả:Antôn Nguyễn Bá Huỳnh sđt:0356501184 Tên: Antôn Nguyễn Bá Huỳnh link Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100008580877453 Giáo xứ: Gia Hoà .Giáo hạt: Can Lộc.Giáo phận: Hà Tĩnh71239
- Xem phim The HobbitTrong PHOTO CONTEST10 tháng 9, 2020Việc dám bước ra khỏi vùng an toàn theo lời kêu gọi của Chúa luôn là một thử thách đối với mỗi người tín hữu. Lời kêu gọi ấy thật ý nghĩa.71
- KHOẢNH KHẮC LỬA THIÊNGTrong PHOTO CONTEST·18 tháng 8, 2020Đây là khoảnh khắc được 1 nhà nhiếp ảnh của xứ đoàn TNTT DonBosco Gx Hoà Yên lưu giữ lại trong đêm lửa thiêng tại trại sa mạc huấn luyện huynh trưởng cấp 1 của Hiệp Đoàn TNTT Đức Mẹ La Vang hạt Cam Ranh-Cam Lâm, giáo phận Nha Trang Lửa trại sẽ tắt nhưng ngọn lửa nhiệt huyết phụng sự trong tim của mỗi người huynh trưởng chúng ta sẽ được Chúa Thánh Thần thổi cháy mãi....56817
- LÊN ĐƯỜNG...Trong PHOTO CONTEST·4 tháng 9, 2020Hành trình của đời người luôn là một cuộc trở về. Đôi lúc trên bước đường đời, những lúc mệt mỏi ta chỉ muốn trở về bên gia đình, bên những người ta luôn yêu thương ta. Cuộc sống xô bồ, bon chen đã làm ta quên mất vẫn có người hằng mong ngóng ta trở về. Những câu chuyện ấm lòng trong cơn đại dịch như đưa tôi lên chuyến tàu để trở về với chính thực tại tận căn của lòng người. Trong từng mẫu chuyện tôi bắt gặp được hình ảnh mình đâu đó, lúc mờ ảo nhưng có những lúc thật đậm nét. Câu chuyện của các bạn trẻ lên đường cho chuyến thiện nguyện càng làm tôi thêm lửa nhiệt huyết, ngọn lửa bùng cháy trong tim. Người trẻ đã kết nối với nhau để cùng nhau thực hiện những nghĩa cử thật cao đẹp, ấm lòng người. Họ kết nối để trao gửi yêu thương. Có một điều, mình biết, chính chúng ta sẽ có thể hóa thân mình thành ông Bụt hay Bà Tiên cho bất cứ ai trong cuộc đời này đang khánh kiệt sự sống. Đôi đũa phép cũng như đôi bàn tay. Và phép mầu chính là sự chia sẻ. Từ những trĩu nặng của bi ai trầm luân này, mình tin chỉ cần chúng ta mở lòng, thương nhau mà sống, giúp nhau đi qua những quãng đời bão giông. Đóa "Hạnh An" từ tâm mình sẽ nở một màu "Thanh Lành" sáng rực rỡ nhất! Thông tin tác giả: Giuse Trần Hoài Thế Vũ, Giáo xứ Song Mỹ, Giáo hạt Ninh Sơn, Giáo phận Nha Trang. Link facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100039756309965 Đường trơn trượt không làm cản trở được các bạn trẻ Lên đường... Xuống dốc rồi....nhẹ nhàng quá.....! Trở về thôi nào..... Khoảnh khắc... Nghỉ mệt xíu rồi đi tiếp.... Nghệ thuật quá chừng...6372
- MUỐN ĐI NHANH HÃY ĐI MỘT MÌNH, MUỐN ĐI XA HÃY ĐI CÙNG NHAUTrong CHRISTUS VIVIT·24 tháng 6, 2020Chúng ta biết rằng, Châu Phi là châu lục nghèo nhất thế giới, tỉ lệ nghèo đói ở đây hiện nay khoảng 40%. Người dân Châu Phi chủ yếu đi lại bằng cách đi bộ do điều kiện sinh sống và cơ sở hạ tầng còn thấp. Cũng chính điều này đưa họ đến một kinh nghiệm sống quý báu, thể hiện qua câu ngạn ngữ: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Trong Tông huấn Christus Vivit số 167, ĐTC Phanxicô đã nhắc lại câu ngạn ngữ này với lời mời gọi sống tình hiệp thông huynh đệ. Vậy những người bạn nào đang đi cùng chúng ta trong cuộc sống hằng ngày? Chúa Giêsu là người bạn đi cùng người trẻ. Khi xưa, Người đã đi cùng hai môn đệ trên đường Emmau, hôm nay Người cũng bước cùng người trẻ trên mọi nẻo đường. Người chia sẻ niềm vui, an ủi nỗi buồn, đánh thức ước mơ và mời gọi người trẻ sống tình con thảo với Chúa Cha. Trong mọi thất bại, người trẻ đừng quên kể với Chúa Giêsu, chính lúc đó Người vẫn có thể mở ra một con đường mới cho chúng ta. Hãy đừng quên Chúa Giêsu đang bước đi bên cạnh! Người rất yêu thương người trẻ vì Người đã từng sống trọn vẹn tuổi trẻ này. Người bạn tốt đáng quý biết bao. Người trẻ luôn bắt đầu vào đời với những kỉ niệm đẹp cùng những người bạn tuổi thơ. Sau đó, người trẻ luôn kinh nghiệm một quãng thời gian xa dần gia đình để bước vào cuộc sống riêng. Khi đó, những người bạn giúp lấp đầy khoảng trống tình cảm gia đình. Họ chia sẻ cho nhau về cuộc sống với những vui buồn, ước mơ. Tình bạn được nối kết đến nỗi họ muốn hi sinh cho nhau, mà hi sinh là nhiên liệu cho tình bạn. Khi đổ đầy ‘nhiên liệu hi sinh’, tình bạn sống mãi. Trên nẻo đường của tuổi trẻ, không chỉ xa xôi mà còn lắm những chông gai. Chúng ta luôn cần có những người bạn đồng hành. Chúa Giêsu chính là người bạn quý nhất và chỉ Người mới đủ sức dẫn đưa chúng ta đến đích điểm của niềm hi vọng là sự sống đời đời. Cũng có những người bạn xung quanh chúng ta nữa, họ sẽ cùng đi với chúng ta với tình huynh đệ hiệp thông. Nhưng chúng ta sẽ chẳng thấy người bạn nào hết nếu như không nhìn những anh chị em mình bằng đôi mắt của sẻ chia và yêu thương!63103
- 184 . Con đường cũ, con đường mớiTrong CHRISTUS VIVIT·27 tháng 6, 2020“Thần tượng” một ai đó chính là sự quý trọng, ham mộ về tài năng hay ngoại hình,… Đó là kết quả của con người nhằm “…cổ võ một thứ linh đạo không có Thiên Chúa…” Hiện nay, hiện tượng fan cuồng không còn hiếm gặp, tin tức, báo chí đăng tin về fan club đông đảo sống chết bảo vệ thần tượng mình là hết sức bình thường . Các thần tượng được tôn như những vị thần, được fan bắt chước từ đầu tóc, quần áo đến cử chỉ, điệu bộ và chưa từng cần sự hồi báo từ họ, thậm trí hiện tượng tự tử theo thần tượng đã từng xảy ra tại Hàn Quốc – sau ca sĩ Kim Jong Hyun tự tử đã khiên 6 người tự tử theotheo anh ấy một cách mù quáng . Điều đó khiến con người – sản phẩm của tình yêu Thiên Chúa biến mình thành bản sao di động, vật vô thần. Đức Thánh Cha nhìn nhận đời sống, thấu hiểu, đồng cảm với người trẻ, Ngài đã đề cập trong Tông huấn với người trẻ số 184 về “sùng bái tuổi trẻ và vẻ bề ngoài sai lạc” Ngài với cả tấm lòng khuyên người trẻ đừng để mình ảnh hưởng bởi ý thức hệ đó, bởi nó sẽ biến ta trở thành nô lệ. Hơn nữa, Ngài cũng giới thiệu với chúng ta một con đường: “ … Cha đề nghị với các con một con đường khác, khởi đi từ sự tự do, nhiệt huyết và sự sáng tạo hướng tới những chân trời mới, và đồng thời, giúp chúng con chăm sóc cội rễ nuôi dưỡng và nâng đỡ mình” chính con đường đó là con đường mà tổ phụ chúng ta: là Abraham, là Isaac, là Jacop, … đã đi . Cha mời gọi tôi cách riêng và người trẻ nói chung trở về cùng Thiên Chúa – Tin tưởng những điều chúng ta đã được dạy ở ngay trong gia đình hay trong các lớp giáo lý khi còn bé . Con đường mới cũng là con đường cũ, là bản chất của mỗi người Công giáo chúng ta. Trong hoàn cảnh xã hội tiến lên, khó khan từ sự vô thần chồng chất : từ lợi ích dẫn tới bạo loạn, tội phạm nham nhảm, tội phạm hoành hành,… Người trẻ đừng thất vọng, đừng thù hận, hãy vững tin vào Chúa- Người Cha đích thực . Hãy có trái tin nhân hậu, vâng nghe các chủ chăn, trở lên: thầm lặng, yêu thương, phục vụ. Con đường đi lên trời – sống yêu thương đến hiến mạng cho anh em . Khi ngước nhìn lên quê hương vĩnh cửu liền cảm thấy thêm sức mạnh để xây dựng trái đất này . Lạy Chúa, xin cho những vẻ đẹp hay vất vả của cuộc sống không làm chúng con quên trời cao và biểu hiện của người trẻ giúp mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện. Trưởng : Giuse Nguyễn Xuân Hinh63419
- TÔI CÓ THỂ KHÓC KHÔNG ?Trong CHRISTUS VIVIT·27 tháng 6, 2020Khi nói đến người trẻ, chúng ta chỉ nghĩ đến cái gì đó vui tươi, năng động, nhiệt thành ít ai để ý đến bên trong người trẻ họ nghĩ gì và thao thức điều gì. Với Tông huấn Christus Vivit – Đức Kitô đang sống của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tôi được đánh động qua câu hỏi của ngài: “Tôi có thể khóc không ?”(CV, số 76). Câu hỏi này tưởng chừng đơn giản nhưng đọc đi đọc lại và phản tỉnh chính mình, tôi nhận ra nó chất chứa nhiều hướng đi sống đạo trong xã hội hôm nay, cách riêng nơi các bạn trẻ. Nói đến “khóc”, thường ta chỉ nghĩ đến sự yếu đuối, mỏng manh của một ai đó trước một điều gì đó. Tuy nhiên “khóc” sẽ làm cho con người thêm sự khác biệt với muôn loài Thiên Chúa dựng nên. Đức Giáo Hoàng muốn mở rộng điều này khi nói: “tôi có thể khóc khi nhìn thấy một đứa trẻ đói lả, dùng ma túy hoặc ở đường phố vô gia cư, bị bỏ rơi, bị ngược đãi hoặc bị bóc lột như một nô lệ của xã hội không?”(CV số 76). Đó là vấn đề tôi được đánh động khi phải đối diện với “thế giới phẳng” ngày nay nơi người trẻ và bản thân tôi. Các bạn trẻ đang bị cuốn vào “tìm cảm xúc ảo” nhưng các bạn quên đi thực tại. Đôi khi chỉ bấm “like, share” là mãn nguyện và thấy vui rồi. Nhưng Đức Giáo Hoàng cũng đã cân nhắc rằng “đừng quan sát cuộc sống từ ban công” (CV, số 143). Những cảm xúc vu vở trên “facebook, zalo,…” đôi khi chỉ nhất thời nhưng điều quan trọng “cảm xúc thật” khi đối diện với “con người thật”. Đức Giáo Hoàng nhắn nhủ rằng: “các con hãy biết khóc cho tất cả những người trẻ kém may mắn hơn các con.” Bởi vì theo ngài, một khi chúng ta có thể khóc, thì chúng ta sẽ có thể giúp đỡ người khác từ tận đáy lòng. Quả thực, bản thân tôi cũng là một người trẻ, đôi khi bị vòng xoáy cuộc đời làm cho mình sống quá nhanh mà quên đi những người đang sống bên cạnh tôi. Họ vẫn đang sống, họ vẫn bươn trải từng ngày, từng giờ không phí thời gian Chúa ban. Hỡi các bạn trẻ, cùng với Đức Giáo Hoàng và với tôi “hãy là chính mình”, hãy để cảm xúc “thật” lên tiếng. Bạn đừng e ngại thể hiện cảm xúc của bạn. Nếu muốn khóc hãy khóc thật to. Đức Kitô đang sống, Ngài sống cùng, sống cho và sống với chúng ta đặc biệt là người trẻ. Hãy cùng bước đi với Chúa và Giáo Hội, cùng chia sẻ “niềm vui, nỗi buồn” với nhau để xua tan những lo âu muộn phiền quanh ta, bạn nhé. Gioan.B Nguyễn Quốc Dũng54141
bottom of page