top of page
TRANG TÌM KIẾM JOS CREATIVE
Title (1825)
Sản phẩm (119)
Lọc theo
Loại
Danh mục
Tìm thấy kết quả cho nội dung tìm kiếm trống
- Ơn GọiTrong CHRISTUS VIVIT·25 tháng 6, 2020Chương 8.Số 248 Mỗi người được sinh ra trên cõi đời này đều là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa. Và mỗi người đều mang nơi mình một nhiệm vụ, một sứ mạng khác nhau tùy theo ơn gọi mà Thiên Chúa đã đặt định và chuẩn bị từ trước nhằm hỗ trợ, mưu ích cho nhau, đồng thời góp phần làm cho thế giới này ngày càng thêm hoàn thiện và tươi đẹp hơn. Ơn gọi được hiểu theo nghĩa rộng là một tiếng gọi của Thiên Chúa. Ơn gọi ấy bao gồm tiếng gọi đi vào hiện hữu, tiếng gọi sống tình bạn với Ngài, tiếng gọi nên thánh,... Nhưng chung quy lại tất cả mọi người Kitô hữu dù sống trong bậc sống hay ơn gọi nào cũng đều được mời gọi phải nên thánh mà nên thánh là yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương người thân cận như chính mình. 1. Tiếng gọi đi vào hiện hữu Mỗi người được hiện hữu trong thế giới này không phải là một sự tình cờ hay ngẫu nhiên phát sinh bởi hỗn mang vô nghĩa nhưng là do bàn tay quan phòng và yêu thương của Thiên Chúa tạo nên. Mọi sự đều ở trên con đường đáp lại tiếng Chúa. Như chính Chúa đã phán: trước khi ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết người. Ta yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở (x. ). Thiên Chúa biết chúng ta từ trước và yêu thương từng người chúng ta ngay khi chúng ta chưa được sinh ra. Cả vũ trụ vạn vật này đều bởi bàn tay sáng tạo của Thiên Chúa mà ra, và không một thụ tạo nào xuất hiện ngoài thánh ý của Người. Trong các thụ tạo hiện hữu, con người là sinh vật được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt và ban cho quyền làm chủ muôn loài muôn vật. Không những thế, Người còn ban cho có trí hiểu, ý chí, tự do để hiểu biết, sống và làm theo những gì chính Người đã mặc khải qua Con Một Người là Đức Giêsu Kitô nhằm hưởng sự sống vĩnh cửu trên Nước Thiên Đàng cùng với Người trong ngày sau hết. Thế nhưng, nhiều người vì không nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho, không biết quý trọng sự hiện hữu của mình và lạm dụng sự tự do Thiên Chúa ban để tự quyết định về số phận và cuộc đời của mình theo ý riêng. Họ lao mình vào những con đường tệ nạn, làm những điều xấu xa, bất chính, hủy hoại chính thân xác và đời sống của mình cũng như của người khác. Cụ thể như những người tự tử, những kẻ giết người, vì không ý thức được giá trị hiện hữu của mình và không biết mình từ đâu mà có nên họ tự quyết định về mạng sống của mình và của người khác. Họ tự cho mình có quyền trên thân xác, sự sống của cá nhân mình cũng như của người khác khi họ cảm thấy thất vọng, buông xuôi, hay khi gặp một sự cố đau buồn nào đó xảy đến trong cuộc sống. Là Kitô hữu, chúng ta phải luôn xác tín rằng: sự hiện hữu của chúng ta là từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng Hiện Hữu và chúng ta hiện hữu được là nhờ vào Người. Chúng ta sống ở đời này như một cuộc hành trình trở về với Thiên Chúa là Cha. Cho dẫu cuộc hành trình này có nhiều gian nan, vất vả và đau khổ, chúng ta cũng hãy luôn tín thác, cậy trông vào sức mạnh và tình thương Chúa ban, nhờ đó mà vượt qua và can đảm tiến về Nước Trời. 2. Tiếng gọi sống tình bạn với Ngài Thiên chúa là Đấng tạo thành lại hạ mình xuống làm bạn với con người là thụ tạo do Người làm ra. Đây thật sự là một huyền nhiệm chúng ta không thể hiểu được nhưng là một hồng ân lớn lao mời gọi chúng ta sống kết hiệp thân thiết với Thiên Chúa. Làm bạn với Chúa Giêsu là một hồng ân lớn lao nói đến bạn thì chúng ta nghĩ ngay tới việc là phải hiểu và yêu mến nhau cách chân thành. Bạm là người hiểu mình hơn mọi người khác trong những biến cố thăng trầm trong cuộc sống. Người bạn này ngay bên cạnh chúng ta, nhưng bên cạnh đó có một người bạn mà chúng ta cần kết thân hơn cả. Đó chính là chọn Đức Giêsu làm bạn trung tín, có những người không muốn làm bạn với Chúa mà lại muốn làm bạn với tiền tài của cải, danh vọng quền lực.... Hãy cảm nhận được sự quý giá khi chúng ta làm bạn với chúa Giêsu. Có Chúa Giêsu là có tất cả, có được mọi sự vì Ngài mới có hạnh phúc đích thực mà chúng ta phải hướng tới. Chúa luôn yêu thương và mong chờ chúng ta đáp lại lời mời gọi làm bạn với Ngài. Điều quan trọng là chúng ta có muốn làm bạn với Chúa hay không mà thôi. Đôi lúc chúng ta hứa từ bỏ mọi sự để đi theo chúa làm bạn với Người. Nhưng sau một thời gian chúng ta lại thu vén tất cả những gì chúng ta từ bỏ vâng con người có thay đổi nhưng tình yêu của chúa không bao giờ đổi thay. Đừng bổ lỡ cơ hội làm bạn với Đức Giêsu đó là một tình bạn tuyệt vời. Vì vậy chúng ta đừng đánh mất đi tình bạn tri kỷ và cao quý này. 3. Tiếng gọi nên thánh Thiên Chúa ban cho chúng ta đặc ân được hiện hữu, được làm bạn với Người và rồi Người mời gọi mỗi chúng ta hãy nên thánh thiện như Người là Đấng thánh thiện (x. Mt ). Lời mời gọi nên thánh này không dành riêng cho bất cứ ai hay một bậc sống nào nhưng dành cho tất cả mọi Kitô hữu dù trong ơn gọi nào, làm gì hay ở đâu. Giáo Hội dạy rằng, mọi người, tất cả mọi tín hữu dù ở bậc sống nào, dù ở hoàn cảnh hào, dù ở địa vị nào đều được mời gọi nên thánh: “Được củng cố bởi quá nhiều và những phương thế lớn laonhuw thế của ơn cứu độ, tất cả mọi tín hữu, bất luận hoàn cảnh và tình trạng của họ là gì, đều được Thiên Chúa mời gọi – mỗi người theo cách riêng của mình – đến với sự thiện hảo mà chính Chúa Cha là Đấng hoàn hảo” (LG 11). Được trở nên con cái của Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi hãy nên thánh vì Thiên Chúa là Đấng Thánh: “Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em. Vì có lời Kinh Thánh chép: ‘Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh” (1Pr 1, 15-16). Nên thánh là bổn phận, là trách nhiệm của mỗi người và đây không phải là một điều gì quá khó mà Thiên Chúa đòi hỏi. Chúng ta nên thánh trong những công việc bổn phận hằng ngày. Chúng ta nên thánh trong những hy sinh, vất vả âm thầm của ơn gọi mà Chúa định sẵn. Chúng ta nên thánh trong từng lời ăn tiếng nói, cử chỉ và hành động tốt đối với anh chị em sống ngay bên cạnh chúng ta, miễn sao tất cả những việc chúng ta làm đều phát xuất từ trái tim, từ lòng yêu mến Chúa và lòng bác ái đối với anh chị em của mình. Ngay cả những người ốm đau nằm trên giường bệnh cũng có thể nên thánh trong khả năng, trong sức lực mình có thể cố gắng được. Người đau ốm mặc dù nằm trên giường bệnh nhưng vẫn có thể làm vinh danh Chúa, mưu ích cho Giáo Hội, cho thế giới, cho các linh hồn và thánh hóa hóa chính bản thân mình bằng những lời cầu nguyện tha thiết phát xuất từ trái tim cùng với những đau đớn, mệt nhọc của thể xác và cả tinh thần của mình nữa kết hợp với những đau khổ của Chúa Giê su trên thập giá mà dâng lên cho Thiên Chúa như một của lễ hy sinh. Thật là một việc làm đẹp và có giá trị to lớn biết bao nếu chúng ta biết tận dụng và đón nhận hết mọi nỗi cơ cực, vất vả cũng như sướng vui ở đời này như một món quà, một cơ hội Chúa trao ban để thanh tẩy chính mình, làm vinh danh Chúa và để mưu ích cho các linh hồn. Chính khi chúng ta vui vẻ đón nhận thì khó khăn, đau khổ sẽ trở nên nhẹ hơn, cuộc sống trở nên tươi vui hơn và nhờ ơn Chúa giúp chúng ta sẽ đủ sức để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc đời, bởi vì Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, Người luôn ở bên cạnh nâng đỡ và ủi an mỗi khi chúng ta kêu cầu Người. Thế mà có một số người vì không nhận ra tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho nên vẫn còn chai lì sống trong tội lỗi, lười biếng, hèn nhát, sợ hy sinh, sợ chịu khó, sợ đau khổ, sợ thiệt thòi, không muốn hoán cải, không muốn từ bỏ những gì thuộc về thế gian này, không muốn thay đổi cuộc đời mình để nên thánh. Chính vì thế, họ giống như những đứa con bất hiếu không biết thương cha mẹ , không cảm thấy được tình yêu thương cha mẹ dành cho và và nỗi đau mà người cha người mẹ phải chịu. Thiên Chúa cũng vậy, Người hằng yêu thương và mong mỏi những người con đang lầm đường lạc bước mau trở về đường ngay nẻo chính. “Thiên Chúa không vui thích gì khi một tội nhân phải chết nhưng vui thích khi nó quay trở về” (...). Thiên Chúa hằng yêu thương hết mọi con cái bằng tình yêu của một người cha và cũng là của một người mẹ hằng nâng niu, âu yếm, bảo bọc, chở che, thương yêu hết sức, hết tình mong đứa con ngày càng khôn lớn, trưởng thành và luôn sống tốt, sống đẹp hầu mai sau hưởng hạnh phúc đời đời với Người trên Nước Thiên Đàng. Tạ ơn Chúa đã cho chúng con được sinh ra, được hiện hữu trong cõi đời này, và điều quan trọng nhất là cho chúng con được làm con Chúa và còn được Chúa mời gọi làm bạn nữa. Quả thật, những ân huệ Chúa ban cho chúng con thật quá lớn lao, chúng con biết lấy gì đền đáp cho cân ngoài sự nỗ lực và cố gắng hằng ngày để chu toàn thánh ý Chúa trao trong cuộc đời và làm đẹp lòng Chúa trong những việc bổn phận, những hy sinh âm thầm trong ơn gọi, trong sứ vụ mà Chúa muốn chúng con chu toàn hầu trở nên những người con hiếu thảo, ngoan hiền và thánh thiện. Xin Chúa giúp chúng con trong từng phút giây của cuộc đời này. Tác Giả : Consolata Dung83207
- Hãy luôn cầu nguyệnTrong PHOTO CONTEST·10 tháng 9, 2020Trong thời buổi hiện đại mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng công nghệ để giao tiếp, làm việc và giải trí. Nhưng đối với người Công giáo, một hành động có thể “liên lạc” với Chúa Giêsu là lời cầu nguyện. Và cầu nguyện được coi là được coi là công nghệ hiện đại nhất mà không ai có thể đột phá được. Mỗi người Kitô hữu có thể thông qua công nghệ đó để tâm tình với Chúa về những niềm vui cũng như nỗi buồn. Và đó cũng chính là điều Chúa mong muốn của mỗi người khi biết đến Chúa như Chúa đã nói:”Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Đaminh Phạm Hùng Vĩ Facebook: https://www.facebook.com/vi.pham.3950/ Giáo xứ Phú Thọ Hòa - Giáo hạt Tân Sơn Nhì - Giáo phận Sài Gòn82141
- Xứ Đoàn Thánh Thể Châu Bình 💝Trong PHOTO CONTEST·7 tháng 9, 2020💟 Tôi thấy mình thật may mắn khi sinh ra và lớn lên trong môi trường giáo dục đức tin tại giáo xứ Châu Bình thân thương, nơi cả tuổi thơ lẫn tuổi đời của mình đã gắn liền với nó trong suốt hành trình dài của một đời người. Tôi được đón nhận sự ưu ái của chính Chúa Giêsu Thánh Thể, Ngài cho phép tôi được mang trên vai chiếc khăn huynh trưởng với sứ phụ đặc biệt đó là đồng hành cùng các bạn nhỏ luôn chiếm một vị trí rất quan trọng trong lòng Chúa Giêsu Kitô. “Hãy để trẻ nhỏ đến với Thầy vì Nước Trời là của chúng” 💟 Hằng năm, cứ mỗi dịp cuối năm, giáo xứ chúng tôi luôn có truyền thống từ nhiều thế hệ với rất nhiều các hoạt động diễn ra để xây dựng môi trường hoạt động vui chơi dành cho các em thiếu nhi. Đặc biệt tấm hình này tôi muốn giới thiệu đến mọi người đó chính là khoảnh khắc đẹp nhất mà hầu như năm nào, tôi cũng đều có mặt và là người ghi lại khoảnh khắc đó. Đón chào ngày đầu năm với màn tung nón truyền thống. Chắc có lẽ chỉ người con của Châu Bình mới hiểu được cảm giác cùng nhau đón giao thừa, cùng trao cho nhau những cái ôm thật chặt và cùng nhau dâng lên Thiên Chúa lời xin lỗi và tạ ơn 💟 Tuổi trẻ của tôi, tuổi trưởng thành của tôi đều gắn liền với những ký ức rất đẹp. Tôi thực sự thấy mình thật may mắn, tôi được Chúa chọn không biết vì lý do gì nhưng tôi tin đó là Thánh ý của Ngài. Có những lần tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé, đứng trước các em thiếu nhi tôi luôn không phải là chính mình, tôi dường như hoá nên những đứa trẻ để trở nên giống như chúng. Chắc có lẽ, sứ mệnh của người huynh trưởng là vậy, là trở nên trẻ nhỏ trong mắt Thiên Chúa. Tôi thầm cảm ơn cuộc đời vì cho tôi sinh ra và lớn lên tại vùng đất dễ thương và nhiều hồng ân. Sống trong kỷ niệm, lớn lên cùng kỷ niệm đó là tất cả những gì tôi muốn chia sẻ. Chắc chắn ai cũng có những kỷ niệm cho riêng mình, nhưng đối với tôi đó là những ngày đón giao thừa và nói ra lời xin lỗi chân thành nhất ❤️ Cảm ơn tuổi trẻ cho tôi những kỷ niệm ❤️ Cảm ơn tuổi trưởng thành cho tôi những khoảnh khắc ❤️ Và cảm ơn Thiên Chúa cho tôi làm người con của Ngài Ảnh dự thi của : XỨ ĐOÀN THÁNH THỂ CHÂU BÌNH https://www.facebook.com/thieunhichaubinh/ Giuse Trần Quốc Bảo https://www.facebook.com/tranquocbao.tp Xứ Đoàn Thánh Thể Châu Bình - Giáo hạt Thủ Đức - Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh82374
- GẶP GỠ ĐỨC KI-TÔTrong CHRISTUS VIVIT·12 tháng 6, 2020Số 150 trong tông huấn Christus Vivit, ĐTC nhắn nhủ người trẻ thế giới: “Dù các con sống kinh nghiệm những năm tuổi trẻ của mình đến mức nào, các con cũng sẽ không bao giờ hiểu được ý nghĩa sâu xa và đầy đủ nhất của nó, nếu các con không gặp gỡ mỗi ngày với người bạn tốt nhất của mình, đó là Đức Giê-su” Đọc đến đây tôi như chững lại vài giây, nhìn vào không trung sâu thẳm, có gì đó nảy lên trong suy nghĩ của tôi. “Gặp Gỡ Mỗi Ngày” đó như lời mời gọi, hay 1 tiếng gọi nào đó vô hình có sức hút vô cùng lớn trong thâm tâm tôi. Ngay lúc này trong đầu tôi vang vảng giai điệu bài hát Gặp gỡ Đức Ki-tô: “Gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình, Gặp gỡ Đức Kitô, đón nhận ơn tái sinh. Gặp gỡ Đức Kitô, chân thành mình gặp mình, Gặp gỡ Đức Kitô, nảy sinh tình đệ huynh”. Câu điệp khúc một bài ca sinh hoạt của các bạn trẻ khiến tôi nhận ra trong Kinh Thánh, có rất nhiều cuộc gặp gỡ, nào là cuộc gặp gỡ bên biển hồ Caribe giữa 4 môn đệ đầu tiên với Chúa Giesu, cuộc gặp gỡ giữa người phụ nữ Samari và Chúa Giêsu bên bờ giếng Giacóp hay cuộc gặp gỡ của Người đàn bà ngoại tình đến xin Chúa tha tội… Tôi nhận ra một điểm chung là sau các cuộc gặp gỡ đầu tiên đó, họ trở lại với cuộc sống đời thường, thế nhưng, họ không còn sống là cuộc sống như trước, vì cuộc gặp gỡ Đức Kitô đã làm thay đổi mọi thứ. Giờ đây, họ sống với niềm tin vào Đức Giêsu là Đấng ban sự sống tràn trề. Chính niềm tin đó điều khiển cuộc sống và làm cho cuộc sống của họ mang một ý nghĩa mới. Tôi là Kitô hữu, đi lễ, đọc kinh thường xuyên, nhưng bây giờ tôi lại tự hỏi bản thân, Tôi có thật đã gặp gỡ Chúa hàng ngày không ? Tôi có gặp gỡ Chúa trong lòng muốn thực sự hay chỉ là gặp gỡ Chúa cho qua loa ? Tôi đã thực sự nhận ra Chúa trong cuộc sống tôi chưa ? Sao cuộc đời tôi vẫn không có gì thay đổi, nhiều khi vẫn thấy buồn chán, thất vọng, tội lỗi ?... “Gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình”. Tại sao cuộc đời tôi chưa được biến đổi ? Tôi vẫn sống với con người cũ, tội lỗi, ích kỷ, lười biếng ? Tôi như chưa được “tái sinh”, chưa “gặp lại mình”, chưa “nối lại những mối dây huynh đệ” với những người khác ? Tôi thấy bản thân mình thật có lỗi với Chúa vô cùng khi nghĩ về điều đó, nhưng tôi tin rằng Chúa sẽ tha thứ, Chúa vẫn sẽ yêu thương mình, và tôi tự nhủ mình sẽ cố gắng để bù đắp, để khỏa lấp điều đó. Rồi những câu hỏi như “gặp gỡ Chúa ở đâu ?” “Gặp gỡ Chúa bằng cách nào, như thế nào ?” lại nảy lên trong đầu. Đến đây tôi lại nhớ đến lời bài hát trong sáng tác của Lm Nguyễn Sang: “Hằng ngày con được gặp Chúa Nơi bác công nhân, trong bác nông dân ngày đêm miệt mài Hằng ngày con được gặp Chúa Trên các nẻo đường, ông bà mến thương, em bé đến trường Hằng ngày con được gặp Chúa Trong xóm nhà nghèo, tiêu điều xác sơ, bình an phận người” Thật thế, Đức Giêsu ở bên cạnh tôi, trên đường đi học, nơi bác công nhân, nơi những người anh em tôi cùng chia sẻ cuộc sống hằng ngày. Gương mặt của Ngài là gương mặt của người nghèo nhất trong những người nghèo, của những người bị gạt ra bên lề cuộc sống. Nhà của Đức Kitô là chính nơi đó, ở giữa mọi người, nơi trường học, nơi xóm nghèo. Và tôi tin rằng, nếu đã gặp được Đức Kitô trong cuộc đời, cuộc đời tôi hay của mọi người cũng sẽ như các môn đệ, như người samari, hay như người đàn bà ngoại tình kia đã được đổi mới, được tái sinh, sẽ từ bỏ con người ích kỷ của mình và thúc đẩy chia sẻ niềm tin và cuộc sống với mọi người anh em, nhất là những con người nghèo khổ. Mẹ Têrêxa Calcutta là ví dụ cho sự đổi mới và tin tưởng khi gặp gỡ Đức Giesu, Mẹ đã gặp Đức Kitô nơi những người nghèo khổ bị bỏ rơi và mẹ đã đem cả cuộc đời để phục vụ hết lòng, sẵn sàng dấn thân phục vụ Tin Mừng tình thương cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người. Ước chi mỗi người chúng ta nhận biết được, gặp gỡ Chúa cần thiết như thế nào trong đời sống thường ngày. Mỗi người chúng ta hãy tìm cơ hội gặp gỡ Chúa trong cuộc đời này. Muốn có sự gặp gỡ với Chúa thì chúng ta phải đi tìm, phải sẵn sàng đón Chúa khi người xuất hiện trong cuộc sống. Và có thể Chúa đã đến và xuất hiện trong cuộc đời chúng ta nhiều lần rồi nhưng chúng ta lại không đoái hoài hay bận bịu trăm công ngàn việc hoặc trong lòng chúng ta quá nhiều tiếng ồn ào nên đã không lắng nghe được tiếng Chúa và không chịu đón tiếp Ngài. Nếu như vậy thì chúng ta cần có những quyết định cụ thể và thay đổi ngay để khi Chúa đến, chúng ta sẵn sàng mở cánh cửa tâm hồn để được gặp gỡ Ngài. Có thể Chúa đang gõ vào cánh cửa của chúng ta ngay lúc này, chúng ta đừng bỏ lỡ cơ hội thân thưa, chuyện trò với Chúa, cơ hội được biến đổi như các môn đệ, người phụ nữ Samari hay như người phụ nữ ngoại tình năm xưa. Mong rằng, chúng ta có thể gặp gỡ Chúa để được biến đổi như trong lời bài hát Gặp gỡ Đức Kitô: “Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình, gặp gỡ Đức Kitô đón nhận ơn tái sinh,... vì Chúa chính nguồn suối, nguồn yêu thương vô biên, biển yêu thương nối liền các hoang đảo giữa đại dương”. Tác giả: Bùi Xuân Lợi Ảnh: Internet82241
- SINH VIÊN NÊN THÁNHTrong PHOTO CONTEST12 tháng 9, 2020Bài viết sâu sắc quá ạ. Cảm ơn tác giả giúp giới trẻ chúng em hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của mình. Cũng như tác động lắm về vấn đề cầu nguyện, dấn thân... Thân ái trong Đức Kito 💜510
- Đừng để việc đọc Kinh Thánh bị mờ dầnTrong PHOTO CONTEST·3 tháng 9, 2020Trong cuộc sống hiện nay, con người thường kẹt cứng trong những giá trị ảo, họ tiêu tốn thời gian của mình một cách vô bổ. Họ sống với những giá trị ảo với chủ nghĩa hưởng thụ và sống như những bản sao. Hãy dời bỏ chiếc điện thoại của mình và cầm lấy cuốn Kinh Thánh để sống như những gì Chúa muốn. Như lời thánh Giêrênimô đã nói " Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô". Cho nên mỗi người chúng ta hãy để cho việc đọc và học Kinh Thánh trở nên một phần quan trọng trong cuộc sống của mình, đừng để cho việc đọc Kinh Thánh trở nên mờ dần đi và trôi vào dĩ vãng. Tên thánh, họ tên: Maria Nguyễn Thị Quỳnh Link FB: Nguyễn Thị Quỳnh Giáo xứ: An Lập Giáo hạt: Đông Hưng Giáo Phận: Thái Bình74143
- ẤN NÚT CHẤP NHẬN- KẾT NỐI GIÊ-SUTrong CHRISTUS VIVIT·24 tháng 6, 2020“Chúa Giê-su ơi, Ngài sẽ làm gì trong trường hợp của con?” (trích Tông huấn Christus Vivit số 158). “Này là con yêu dấu của ta” (Lc 3,22), đã lâu lắm rồi Ta không nhận được câu hỏi này từ con và Ta thấy nhớ con vô cùng! “Này con yêu dấu” giờ Ta đang nhớ đến chuyện ngày xưa_ ngày mà chúng ta vẫn còn hay giữ liên lạc với nhau. Ngày ấy, vào mỗi buổi sáng sớm cùng với tràng chuỗi Mân Côi con đánh thức ta dậy và thưa cùng Ta những ước mơ, những khát vọng tuổi trẻ mà con muốn thực hiện. Con vui cười đón ngày mới với tinh thần hăng hái và nhiệt huyết. Sau 1 ngày học tập và làm việc con gọi về và kể cho ta nghe về những câu chuyện xảy ra trong ngày, qua giờ kinh tối. Lúc ấy Ta hạnh phúc biết bao vì con xem Ta như là người bạn, Ta biết mọi thứ về con và con luôn chờ Ta đến an ủi khi con buồn, chia sẻ niềm vui cùng con cũng giống như Ta với Cha Ta vậy. “Này con yêu dấu”, Ta cũng đã từng trải qua một tuổi trẻ như con bây giờ nên Ta biết đây quả thực là một giai đoạn trái tim con rất cần mạnh mẽ. Ngày trước ở cái độ tuổi này, vâng lời Chúa Cha Ta mang trên mình sứ mạng cứu độ. Đối diện với sứ mạng cao cả ấy mỗi khi gặp biến cố, Ta luôn chọn kết nối với Chúa Cha qua lời cầu nguyện, vì Ta biết chỉ như vậy Ta mới có đủ trái tim mạnh mẽ và sức mạnh tuyết đối để thực thi chương trình của Ngài. Vì thế con cũng vậy, giai đoạn này con sẽ phải đối mặt với nhiều thách đố của tuổi trẻ có thể khiến con mệt mỏi và sa ngã. Nhưng con đừng sợ và đừng gánh chịu một mình, hãy đến cùng Cha “vì ách Ta thì êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ nhàng và con sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28-30). “Này con yêu dấu”, Ta thấu hiểu mọi việc con phải trải qua và Ta luôn sẵn lòng chờ đợi lắng nghe những ưu tư của con. Vì thế hãy giữ liên lạc "online" với Ta, bất cứ khi nào con không rõ mình nên làm gì thì hãy nhấn nút chấp nhận và nói: “Chúa Giê-su ơi, Ngài sẽ làm gì trong trường hợp của con?”. Lúc ấy Ta sẽ lắng nghe và vui mừng trao thêm cho con sức mạnh của trái tim, thêm tình bạn đồng hành, thêm bình an niềm vui thiêng liêng và đồng hành trong những lựa chọn của con. Hãy lớn lên trong hạnh phúc và thánh thiện cùng Ta nhé con yêu dấu! Tác giả: Têrêxa Cao Thị Linh Chi74103
- “Này người thanh niên, Tôi bảo anh: hãy trỗi dậy!” (Lc 7,14)Trong CHRISTUS VIVIT·12 tháng 6, 2020" Như trong phép lạ của Chúa Giêsu, những chiếc bánh và những con cá của người trẻ có thể được hoá ra nhiều (x.Ga6,4-13). Như trong dụ ngôn, các hạt giống bé nhỏ của những người trẻ có thể biến thành cây to sinh hoa kết quả cho mùa bội thu (x.Mt13,23.31-32). Tất cả những điều này được phát khởi từ nguồn mạch sống động của Thánh Thể, trong đó bánh và rượu của chúng ta được biến đổi cho ta sự sống đời đời. Người trẻ được trao phó một nhiệm vụ lớn lao và khó khăn. Với niềm tin vào Đấng Phục Sinh, các bạn có thể đương đầu với thách đố ấy trong sáng tạo và trong hy vọng, luôn sẵn sàng phục vụ, như những gia nhân trong tiệc cưới kia, là những người cộng tác vào dấu lạ đầu tiên của Chúa Giêsu chính họ cũng không ngờ. Họ chỉ làm theo lời Đức Mẹ căn dặn: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga2,5). Lòng thương xót, sự sáng tạo và niềm hy vọng làm đời sống triển nở." ( câu 173 tông huấn Christus vivit của đức thánh cha Phanxicô gởi cho người trẻ và cộng đoàn dân Chúa) Trong thời gian đại dịch vừa qua, chúng ta không thể tham dự Thánh lễ và đặc biệt không thể tiếp rước Chúa Giêsu Thánh Thể. Đó là một sự đáng tiếc cho chúng ta và cho những nơi đại dịch vẫn đang hoành hành. Nhưng qua việc này, ít nhiều cũng gợi lên trong ta niềm yêu mến được rước Chúa vào lòng. Qua đó, ta thấy được một tình yêu vẫn luôn cháy âm thầm,cháy âm ĩ trong lòng ta. Đó là tình yêu của Đức Giêsu Kitô, tình yêu cho không hiến không từ Thiên Chúa. Và bây giờ ,Ngài gọi ta đáp trả lại tình yêu đấy. Chúng ta hãy lên đồi với Chúa, hãy đến tận cùng của yêu thương. Hãy là những khí cụ, những người chung gian để lan tỏa tình yêu của Thiên Chúa đến với nhân loại, đang chịu những đau thương ngày hôm nay. Nhưng bạn ơi, làm một công việc nào chúng ta đều cần có một nguồn lực. Vậy ta lấy nguồn lực từ đâu ? Hôm nay tôi sẽ giới thiệu lại cho bạn, một "nguồn lực" mà bạn có thể đã quên đó là "Chúa Giêsu Thánh Thể". Người mà luôn hiện diện với chúng ta hằng giờ, hằng phút, hằng giây. Nhưng có lẽ ta đã quên Ngài vì những những lời mời gọi,những bộn bề của cuộc sống, những cuộc hẹn hò kéo dài hàng tiếng đồng hồ, mà lại quên mất để dành cho Ngài 5-10 phút trong cả một ngày sống 24 tiếng mà Ngài đã tặng cho chúng ta. Chúa Kitô là nguồn lực vậy còn nguồn" trợ lực" của chúng ta ở nơi đâu? - Đó là Chúa Thánh Thần! "Anh em thân mến, không ai có thể nói “Đức Giêsu là Chúa” mà lại không do Thánh Thần."(1 Cr 12, 3b-7, 12-13) Thánh Phaolo nhắc chúng ta về tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần trong công cuộc rao giảng về Chúa Kitô. Nếu như chúng ta chỉ nói thao thao bất tuyệt về Chúa Giêsu ,thì chúng ta cũng chỉ đang dừng lại ở mức thầy giảng. Những với sự ban ơn của Chúa Ngôi Ba, Ngài sẽ thánh hóa, sẽ biến đổi chúng ta thành những chứng nhân." con người ngày nay họ cần chứng nhân hơn thầy dạy, và nếu họ tin vào lời thầy dạy thì chính thầy dạy đó là chứng nhân"( Thánh giáo hoàng Phaolo VI). Nói thì ai cũng nói được nhưng việc Thánh Thần làm không phải ai cũng làm được. Và điểm cuối cùng đó là "chủ lực" là chính bản thân chúng ta, nếu Chúa có gọi chúng ta, Thánh Thần Chúa có thánh hóa chúng ta , mà chúng ta không đáp lại thì cũng như không. Thiên Chúa yêu chúng ta, yêu cho đến chết và Ngài luôn luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta, kể cả tự do phạm tội. Chúng ta hãy học như tổ phụ Abraham khi được Chúa gọi hãy lên đường,hãy ra đi ,"hãy đi mà không biết mình đi đâu". Nhưng yên tâm trên cuộc hành trình đó bạn sẽ không cô độc vì có Chúa đồng hành. Một lần nữa cầu chúc các bạn can đảm dấn thân vào công trình truyền giáo của giáo hội. Và nhớ, không phải đi tu mới là truyền giáo, mà là mọi ơn gọi đều hướng bạn về hành trình truyền giáo. tác giả F.x Nguyễn Mai Phước Toàn81128
- SAY-ĐA MINH-VŨ MẠNH TIẾN-https://www.facebook.com/tien.vu.9655/ GIÁO XỨ ĐẠ M'RI, BẢO LỘC, ĐÀ LẠTTrong PHOTO CONTEST·6 tháng 9, 2020Sự tiếp đón nồng hậu của bà con công giáo người Châu Mạ tại mô hình nhà rông, trong dự án "Khôi phục văn hóa truyền thống" tại buôn Tơng Klòng Dơrwàng (thôn 2, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) Bằng những lời chào hỏi, những nụ cười, những lời ca tiếng hát, những cái khoác vai bên ché rượu cần…Tôi đã “say”! không chỉ bởi men rượu, mà còn bởi những tình cảm chân thành, gần gũi nơi những con người chân chất, mộc mạc ấy.66127
- THÁNH LỄ THỜI COVIDTrong PHOTO CONTEST·25 tháng 8, 2020Đi ngược thời gian về quá khứ, khi covid chưa tới ta nhớ lại những hình ảnh, hoạt động và cả những sinh hoạt trong các ngôi thánh đường, tiếng chuông nhà thờ được vang lên hằng ngày, những ngôi thánh đường chật kín người, từ già đến trẻ, đủ mọi lứa tuổi, giới tính. Theo Giao lý Hội Thánh Công Giao, Thánh lễ chính là tưởng niệm lại lễ Vượt Qua của Chúa Giê-su bằng những cử hành phụng vụ của Hội Thánh, làm cho hy lễ của Ngài trở thành hiện tại để thờ phượng và cảm tạ Chuá Cha. Nhưng, có phải tất cả mọi Ki-tô hữu đều hiểu rõ điều đó, đều tham dự thánh lễ một cách nghiêm trang, sốt sắng? Câu trả lời là KHÔNG. Tại một số xứ đạo, các tín hữu tham dự thánh lễ giảm đi một cách đáng báo động, nhiều người coi việc đi lễ là một gánh nặng, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ đạo, bỏ lễ, họ đổ lỗi cho cuộc sống, công việc, sức khỏe và đủ thứ chuyện trên trời dưới đất miễn sao là không cần phải đi lễ. Một số người thì đi vì bổn phận, vì gượng ép và miễn cưỡng, có mặt ở nhà thờ nhưng không biết mình ở đây làm gì, con người họ giờ đây chỉ là “ Xác một nơi, hồn một nẻo”. Cuộc sống có quá nhiều bận rộn và ồn ào khiến chúng ta không nghe được tiếng Chúa và không nhận ra được sự hiện diện của Ngài, có những ồn ào của tham lam, của ích kỉ, của danh vọng và của cả hận thù, hạnh phúc mà mỗi người tìm kiếm phải chăng là những phú vinh, danh vọng ở đời này. Vậy bạn hãy tự trả lời cho câu hỏi Chúa nằm ở đâu trong cuộc sống của bạn? -- Hoàng Xuân Duy - Giuse Hoàng Xuân Duy ( https://www.facebook.com/KTSHoangXuanDuy/ ) Giáo xứ Kẻ Tùng, Giáo hạt Nghĩa Yên, Giáo phận Hà Tĩnh66286
- ƠN GỌI VÀ SỨ MẠNG CỦA NGƯỜI TRẺ VỚI VẤN ĐỀ “ VÔ CẢM”Trong CHRISTUS VIVIT·27 tháng 6, 2020Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tôi là một sứ mạng trên trần gian này; đó là lý do vì sao tôi hiện diện trong thế giới này.” [ 254 – Christus Vivit ] Nào trước hết chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là “ ơn gọi” và thế nào là “ sứ mạng”? “Ơn gọi có thể hiểu theo nghĩa rộng như là một lời mời gọi từ Thiên Chúa, bao gồm lời mời gọi bước vào cuộc đời này, làm bạn với Ngài, nên thánh và nhiều lời mời gọi khác nữa.” [ 248 CV ] Còn sứ mạng là chúng ta dấn thân thực hiện ơn gọi đó của mình. Đây thực chất chính là việc chúng ta tự do đáp lại lời mời gọi của Chúa trong cuộc đời này. Giống như sứ mạng của Đức Giê-su Ki-tô là đến trần gian rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho nhân loại. Ngài đã đáp lại lời mời gọi của Chúa Cha để đến với chúng ta. Và Ngài thực hiện lời mời gọi đó đến hơi thở cuối cùng đó chính là sứ mạng của Ngài. Và dĩ nhiên Ngài còn rất nhiều sứ mạng khác như là chữa lành bệnh tật, an ủi kẻ bị loại bỏ bên lề xã hội; giảng dạy cho dân chúng và đào tạo các môn đệ về con đường truyền giáo… Ngày nay không lạ gì về vấn đề vô cảm, bởi vì ít nhiều trong chúng ta cũng đã từng vô cảm một lần trong đời, phải không bạn? Thông thường vô cảm được hiểu là một người không có cảm giác, không biết rung động trước một sự việc nào đó, không có cảm xúc trước một hoàn cảnh đau thương của một ai đó. Vô cảm là một người sống dửng dưng, phớt lờ không quan tâm đến nỗi đau của người khác. Điều đáng nói là không ai trên đời này không có cảm xúc, hay rung động trước nỗi đau của người khác cả trừ con Robot. Thế nhưng con người ta can đảm đến mức chấp nhận sống như con Robot không cảm xúc, không rung động...hoặc giả như có thì cũng can đảm cố tình phớt lờ. Cố tình "vô cảm" không khác gì đang cố tình bóp chết "lương tâm" mình. Bởi vì biết rung động, biết đồng cảm trước nỗi đau của người khác là chúng ta đang đáp lại tiếng gọi đang vang vọng trước lương tâm mình. Tôi không phủ nhận cách định nghĩa trên thế nhưng trong bài chia sẻ này tôi xin nói đến hai khía cạnh vô cảm khác mà tôi đề cập sau đây: Vô cảm là một người không có lòng thương xót và không có tình huynh đệ. Để hiểu rõ hơn hai khía cạnh này hãy cùng tôi xem lại dụ ngôn người Samari tốt lành được thuật lại trong Tin Mừng theo Thánh Lu-ca 10,30-37 : Đức Giê-su đáp: “ Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy lên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “ nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? Người thông luật trả lời: “ Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông ta: “ Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.” - Khía cạnh thứ nhất: người không có lòng thương xót. Như chúng ta thấy trong trường hợp trên có ba người cùng đi ngang qua trên một con đường, cùng chứng kiến một tình huống, sự việc, nhưng lại khác nhau về suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Hai người đầu tiên thì không chạnh lòng thương, dửng dưng đi ngang qua, còn người Sa-ma-ri thấy vậy thì chạnh lòng thương …. Kinh Thánh mô tả cho chúng ta thấy rất rõ ràng về hành động của ông ta phải không. Thật là một sự quảng đại và giàu tình thương của người Sa-ma-ri nhân lành này. Thiết nghĩ rằng một người không có lòng thương xót làm sao có thể hành động và làm được như vậy. Tôi nghĩ động cơ lớn nhất khiến ông ta hành động cao đẹp như vậy không phải ông ta vốn là người đạo đức hay nhân lành. Tôi thầm đoán rằng là vì ông yêu mến Thiên Chúa, sự yêu mến Thiên Chúa không chỉ nói trên môi miệng, thay vào đó là hãy im lặng và hãy hành động đó chính là tiếng nói cao cả nhất, đẹp lòng Thiên Chúa. Và Chúa Giê-su kêu gọi ông thông luật cũng như chúng ta ngày nay rằng “ hãy hành động như vậy” thay vì chỉ nói . Một mục đích lớn nhất để chúng ta phải sống trong tình yêu thương và bày tỏ lòng thương xót đến với mọi người chính là đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa bằng sự tự do. Thực chất đây cũng chính là cách chúng ta đang thực thi sứ mạng mà Thiên Chúa đã trao ban, và quả thật đây cũng là đại mệnh lệnh của Người đang mời gọi chúng ta. Thật vậy, để có một trái tim nhạy cảm biết thương người thì việc huấn luyện lương tâm là điều rất cấp thiết: “ Huấn luyện lương tâm là hành trình của đời người. chúng ta phải nuôi dưỡng những tâm tình của Chúa Giê-su Ki-tô, khám phá những tiêu chuẩn ẩn sau những lựa chọn và những ý định trong những hành động của Người.” [ 281 CV ] Không có lòng thương xót cũng đồng nghĩa với việc sống dửng dưng, vô cảm. Cũng chẳng có lợi ích gì khi phải sống một lối sống như thế, sẽ tốt hơn biết bao nếu như đời sống tràn đầy tình nhân ái với nhau. - Khía cạnh thứ hai: không có tình huynh đệ. Có một bài hát: Gặp Gỡ Đức Ki-tô của Linh Mục Tiến lộc, lời bài hát đó như sau : Gặp gỡ đức Ki-tô biến đổi cuộc đời mình. Gặp gỡ đức Ki-tô đón nhận ơn tái sinh. Gặp gỡ đức Ki-tô chân thành mình gặp mình Gặp gỡ đức Ki-tô nảy sinh tình đệ huynh Nguồn suối nếu bế tắc thì dòng sông mau cạn khô Tình yêu không Ki-tô, ôi tình yêu sao cằn cỗi Vì Chúa chính nguồn suối, nguồn yêu thương vô biên Biển yêu thương nối liền các hoang đảo giữa đại dương , Nguồn sống kiếp lữ khách, lộ trình xa ôi thật xa Dọc đường nguy nan phong ba, đơn độc đấu tranh nghiệt ngã Vì chính Ngài tiến đến, nhẹ tay nâng mình lên Ủi an như mẹ hiền, chính Ngài Chúa tình yêu. Ở một góc nhìn nào đó, lời bài hát này làm tôi nhớ đến bốn thông điệp lớn mà Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho các bạn trẻ trong tông huấn Christus Vivit, nhưng trong bài viết này tôi chỉ trình bày thông điệp 1 và 3: Thứ nhất: Thiên Chúa là tình yêu Một tình yêu vô biên, một tình yêu vô vị lợi, một tình yêu không phân biệt, một tình yêu rộng mở và một tình yêu dành cho tất cả mọi người. Chỉ khi con người ta thực sự cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình, thì chúng ta mới thực sự dám sống cho người khác Thứ hai: Đức Ki-tô vẫn đang sống và sống giữa chúng ta. “ Nếu ai nói: “ Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta nhận được từ Người: ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng hãy yêu thương người anh em mình.” [ 1 Gio-an 4, 20-21 ] Tôi nghĩ rằng ngày nay Thiên Chúa muốn bày tỏ tình yêu thương của Ngài cho tha nhân qua người Ki-tô hữu, vì chúng ta đã được gia nhập vào Hội Thánh Người, mang trong mình một sứ mạng đó là loan báo Tin Mừng và trở thành môn đệ của Ngài. Muốn yêu mến mọi người, giúp đỡ kẻ này người khác trước hết là phải biết yêu mến Thiên Chúa, hoặc ngược lại muốn yêu mến Thiên Chúa được thì trước hết cần phải biết yêu mến mọi người xung quanh mình. Nếu không như thế chúng ta sẽ trở thành những người tự nói dối mình. Dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân lành mà tôi đã viết lại ở phần đầu cho chúng ta thấy rõ gương mặt một tình yêu thương vị tha, chắc chắn rằng động cơ lớn nhất ông ta làm là vì tình yêu của Thiên Chúa trước hết. Ông ta không phân biệt nạn nhân là ai, họ có họ hàng gì với mình không, có bạn bè thân thiết với mình không ? Không ! Ông ta hành động hoàn toàn tự do, vui mừng, và không phân biệt. Tại sao ông ta có thể làm điều này? Về cơ bản ông ta nhìn mọi người như cái nhìn của Thiên Chúa bằng ánh mắt cảm thông và xót thương. Dù quen biết hay không quen biết, dù họ hàng hay không họ hàng đều là những người anh em chung với nhau trong Đức Ki-tô. Quả thật sống trong Đức Ki-tô sẽ phải chấp nhận phá bỏ một phần những rào cản về những giới hạn họ hàng, bạn bè thân thuộc để lo cho tình yêu của Thiên Chúa trước hết. Vậy thì chúng ta không có người anh em sao? Thưa tất cả mọi người đều là anh em của chúng ta. Ai nhân danh Đức Giê-su Ki-tô mà sống đó là người anh em của chúng ta. Chúa Giê-su nói: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi” [ Mc 3, 35]. Chúa vẫn đang sống với chúng ta, Ngài thúc giục chúng ta hành động yêu thương, dấn thân xã hội. Đức Thánh Cha Phanxicô có nhắc chúng ta điều này: “Đừng quên rằng ơn gọi Ki-tô hữu giáo dân trước hết sống tình yêu trong gia đình, bác ái xã hội và chính trị. Nó là một sự dấn thân dựa trên đức tin để xây dựng một xã hội mới.”[168 – CV] Tôi rất thích lời bài hát dưới này: Ðâu có tình yêu thương ở đấy có Ðức Chúa Trời. Ðâu có lòng từ bi là đấy có ân sủng Người. Ðâu có tình bác ái thì Chúa chúc lành không ngơi. Ðâu ý hợp tâm đầu ở đấy chứa chan nguồn vui. Nài xin tha thiết Thượng Ðế muôn tình lân ái xin hãy đổ đầy linh hồn tình yêu thiết tha. Yêu Chúa hết lòng hết sức hết cả trí khôn, cùng yêu anh em như Chúa mến yêu chúng con. Nguyện xin Thiên Chúa đoàn kết muôn người một ý. Xin hãy duy trì trí lòng hòa hợp mến yêu. Diệt tan căm thù chia rẽ oán hờn ghét ghen. Gìn giữ Ðức Ái: yêu Chúa mến thương anh em. Hãy xem địa cầu này như là một ngôi nhà chung của chúng ta, hãy đối xử với tất cả mọi người như là những người anh em của mình được Thiên Chúa giao phó cho mình. Tôi muốn kết luận tại đây, một người sống vô cảm ngoài những lý do thông thường được hiểu thì ở khía cạnh niềm tin Ki-tô của chúng ta, Trái tim thiếu lòng thương xót, và không có tình huynh đệ cũng là một dạng vô cảm. Vậy làm sao để khắc phục nó. Đức Thánh Cha Phanxicô ngài khuyên chúng ta rằng: “Chúng ta lớn lên trong sự khôn ngoan và trưởng thành khi dành thời gian để chạm tới nỗi đau khổ của người khác.” [ 171 CV ] Thay vì chỉ biết hỏi rằng: TÔI LÀ AI? Để chứng minh bản thân cho xã hội thấy. Thì hãy hỏi như Đức Thánh Cha gợi ý rằng: TÔI DÀNH CHO AI? TÔI DÀNH CHO AI? Nghĩa là chúng ta sống vì người khác. Vì người khác có nghĩa là chúng ta hy sinh - chấp nhận chết trong lòng một ít vì bạn hữu. Nếu được chọn 2 từ đẹp nhất trên đời này tôi sẽ chọn hai từ: "VÌ NHAU". Vì nhau nói lên tinh thần của sự gắn kết trung thành và một tình bạn có trách nhiệm sâu sắc. Hãy vì nhau mà sống tốt hơn, hãy vì nhau mà chịu đựng - hy sinh, hãy vì nhau mà đồng cảm với người anh em mình. Và hãy vì nhau mà sống. Và tôi tin rằng " vì nhau" là liều thuốc đặc trị có thể chữa bênh "vô cảm". Năm xưa Chúa Giê-su tặng cho chúng ta một món quà rất đắt giá và hầu như không thể quy đổi bằng tiền bạc được đó chính là món quà: “Bạn hữu”. Tất cả những gì Ngài làm, bao gồm việc Ngài chịu đựng máu đào, đòn roi, nước mắt và khinh bỉ của con người là VÌ CHÚNG TA. Ngài làm bạn với chúng ta để cùng đồng hành với chúng ta làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Có thể bạn không ấn tượng gì về ý tưởng của tôi vừa chia sẻ trên đây, nhưng đây là ba thông điệp mà tôi muốn gửi cho bạn. Tôi khuyên bạn đừng bao giờ quên nó. Hãy chỉ nhớ ba điều này thôi: CÓ CHÚA BIẾT BẠN CÓ CHÚA YÊU BẠN CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN Bởi vì tôi biết rằng sống theo tiếng gọi của Người bạn Giê-su không hề dễ, đôi khi bạn sẽ gặp sự chống đối, khước từ của mọi người. Đôi khi bạn phải chấp nhận sự thiệt thòi cho cuộc đời mình để làm cho người khác cần giúp đỡ được vui. Đôi khi bạn sẽ gặp sự thất vọng, trống vắng và nản lòng. Nhưng đừng lo bạn nhé. Mọi người có thể sẽ không nhìn thấy được lòng tốt của bạn làm cho người khác. Mọi người có thể phủ nhận tình yêu của bạn dành cho người đau yếu, bệnh tật cần giúp đỡ. Nhưng hãy mãi nhắc bản thân mình rằng: CÓ CHÚA BIẾT BẠN CÓ CHÚA YÊU BẠN CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN “Giáo hội cần nhiệt huyết của các con, trí tuệ và đức tin của các con.” [ 299 CV ] From Phê-rô Điểu Vượt 27.06.2020 Ghi chú: CV là viết tắt của: Christus Vivit ��73221
- Giới Trẻ cũng hãy là “nữ tỳ”.Trong CHRISTUS VIVIT·8 tháng 6, 202043. Mẹ Maria tỏa sáng ngay tại trung tâm Giáo hội. Đức Mẹ là hình mẫu tối cao cho một Giáo hội trẻ trung tìm cách bước theo Chúa Kitô với lòng nhiệt tình và sự ngoan ngoãn. Khi còn rất trẻ, Đức Mẹ đã chấp nhận sứ điệp của thiên thần, nhưng Đức Mẹ không ngại đặt câu hỏi (x. Lc 1, 34). Với trái tim và linh hồn rộng mở, Đức Mẹ trả lời, “này, tôi là nữ tỳ của Chúa” (Lc 1:38). Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, tạm bợ tuổi 20, đã lần nào tôi dám mở miệng chắc chắn một điều hứa hẹn với Chúa mà tôi chắc chắn sẽ thực hiện ? Còn bạn thì sao ? Cuộc sống là chuỗi ngày dài gian nan và thử thách, sự cám dỗ quật ngã chúng ta mọi lúc, đặc biệt chúng nhằm vào những giới trẻ chúng ta, một lứa tuổi hết sức nhạy cảm và dễ bị lung lay bởi những thú vui hấp dẫn, bởi những niềm vui tạm bợ nhưng đầy sa ngã,... Đã lúc nào bạn quên Xưng tội, quên tham dự thánh lễ Chúa Nhật ? Đã lúc nào chúng ta dám “xin vâng” như Mẹ Maria, dám nhận mình là một “nữ tỳ” của Chúa chưa ? . Nhận ra, giới trẻ là tương lai của Giáo Hội, là nền móng mai sau của Hội Thánh, nhưng rất nhiều lần chúng ta phạm tội, rất nhiều lần chúng ta chưa hoàn thành được nhiệm vụ rất giản đơn mà Chúa muốn mình làm. Hay là sự kiêu ngạo vẫn đang dằn lòng ở mỗi cá nhân, chỉ mới làm được điều này điều nọ là bắt đầu khoe khoang, không khiêm nhượng theo gương “ nữ tỳ” như Mẹ Maria. Hay đơn giản là chuyện thưa đáp ca ngợi Chúa trong mỗi Thánh lễ, nhiều khi chúng ta vẫn chưa làm được... Trên thế giới đang đối diện với một đại dịch hết sức nguy hiểm, số người nhiễm đã là hơn 7 triệu người, cùng với đó là 400000 người chết, bạo động biểu tình cướp bóc xảy ra khắp nơi... Chúng ta là những thế hệ tương lai, hãy cùng nhau nhìn lại mọi thứ mà mình đã làm được, cũng như chưa làm được để cố gắng hoàn thiện bản thân qua mỗi ngày sống như gương Mẹ Maria Đức Nữ Trinh đầy quyền uy và mẫu gương khiêm hạ. Ngoài ra, giới trẻ được mời gọi nên Thánh thông qua bí tích truyền chức Thánh với một số bạn trẻ được Chúa chọn gọi. Xin Ngài ân cần giúp đỡ, để chúng con sáng suốt nhận ra lời Ngài truyền dạy mà can đảm bước theo chân Ngài. Hãy mở rộng lòng chúng con để chúng con dám đáp lại lời Chúa kêu gọi . Chúa ơi, cuộc sống là những chuỗi ngày đầy gian nan, khiến chúng con nhiều lúc muốn buông xuôi gục ngã, nhưng nhờ ơn Chúa và Mẹ, chúng con luôn được trợ giúp để vượt qua những khó khăn đó. Lạy Chúa, nhìn lại quãng đường chúng con đã đi được trong hành trình dương thế, có vui, buồn, sầu, đau khổ, thất vọng, hạnh phúc... đều là ân huệ Ngài ban, đều nằm trong kế hoạch của Chúa, hãy cho chúng con thêm nhiều cơ hội để chúng con biết cần phó thác vào trong tay Ngài mọi sự, và biết nhìn theo cuộc đời Mẹ Maria để sống thánh thiện, nên Thánh mỗi ngày như Mẹ đã nêu gương sáng cho chúng con. “Bất cứ ai chạy đến cùng Mẹ Maria, thì không thể hư mất được” (Thánh Anselmo). Các bạn trẻ ơi, hãy nhớ rằng mỗi chúng ta luôn được một Nữ Vương bảo vệ, luôn nở nụ cười mong chờ các bạn đến bên cạnh, do đó hãy năng đến bên Mẹ xin mẹ cầu bầu cùng Chúa để rồi chúng ta sống đúng đắn, phù hợp với những cách thức sống mà Chúa đã dạy, ngỏ hầu ngày sau chúng ta được Chúa ban cho cuộc sống muôn đời trên Thiên Quốc. Tác giả:Pe.Trương Hữu Đức Minh Nguồn ảnh: Anh GB Phi Hoang735999
bottom of page