top of page
TRANG TÌM KIẾM JOS CREATIVE
Title (1825)
Sản phẩm (119)
Lọc theo
Loại
Danh mục
Tìm thấy kết quả cho nội dung tìm kiếm trống
- CHÚA ĐÃ YÊU CON NÊN NGÀI CHỜ ĐỢI CONTrong CHRISTUS VIVIT·9 tháng 6, 2020Tôi là một người trẻ, tôi là một giáo lý viên, và hơn hết tôi cũng là một Kitô hữu trẻ đang trải qua những thách đố của cuộc đời. Thuở ban đầu, Chúa đã cho con người được tự do nhưng chính Adam và Eva là tổ tông của chúng ta đã đánh mất sự tự do ấy ngay chính trong vườn địa đàng, Điều đó không có nghĩa là bây giờ chúng ta không được tự do, chúng ta có quyền được lựa chọn, nhưng nhiều người đã và đang gánh vác sự đau khổ do chính họ tạo ra khi bản thân quên mất Chúa đang ở bên. Trích câu số 2 “Người ở trong con, Người ở với con và không bao giờ bỏ rơi con. Dù con có rời xa Người, Đấng Phục sinh vẫn ở bên con. Người kêu gọi và chờ đợi con bắt đầu lại. Khi con cảm thấy mình già đi vì buồn sầu, thù hận, vì lo sợ, nghi ngờ hay thất bại, Người vẫn luôn ở đó để ban lại cho con sức mạnh và hy vọng.” Trẻ con thì quá trẻ để nghĩ tới Chúa, người già thì quá trễ để nghĩ về Chúa, chỉ có giới trẻ mới đủ sâu sắc để nghĩ về Chúa nhất nhưng sự thật không đơn giản như vậy. Vấn nạn của giới trẻ hiện nay là vô cùng nghiêm trọng, họ bỏ lễ, họ sống thử, họ tham gia vào các tệ nạn của xã hội, họ không nghĩ tới Chúa mỗi khi thành công và cả những lần thất bại. Người trẻ thì bận yêu đương, và hơn hết là hộ quá bận rộn vì việc học tập và công việc đến nỗi không còn thời gian cho Chúa. Khi tôi đọc được câu trích dẫn ở trên tôi chợt nghĩ rằng “khi mình cảm thấy mình già đi vì buồn sầu, thù hận, vì lo sợ, nghi ngờ hay thất bại” điều này làm ta mất sức sống, vậy các bạn có bao giờ nghĩ đến Chúa trong những lúc như thế này không? Như đã nói, tôi là một giáo lý viên, có những giáo lý sinh thường xuyên bỏ lễ và giáo lý, khi được hỏi tại sao thì nhận được rất nhiều câu trả lời là: “Em xin nhưng có bao giờ Chúa cho đâu” nên cũng không đến nhà thờ làm gì. Vậy có bao giờ các bạn tự hỏi tại sao Chúa lại không cho mình, tôi nghĩ không phải Chúa không cho đâu mà là Chúa biết điều đó thực sự không tốt cho mình. Khi xưa Chúa tạo ra Adam rồi nhưng vì biết nếu sống một mình sẽ không tốt nên đã tạo ra Eva các bạn đã quên rồi sao? Người trẻ chúng ta là là trụ cột của giáo hội, đừng nhắc tới thiếu nhi là mầm móng khi bản thân chúng ta còn đang làm gương xấu trước mặt các em. Vậy giáo hội sẽ đi về đâu nếu chúng ta bỏ quên Chúa giữa những xô bồ của cuộc sống. Tôi muốn nhắn nhủ tới giới trẻ rằng, đứng trước những khó khăn ta hãy nhớ tới Chúa trước những lần như vậy mình chọn Chúa trước tiên thì lựa chọn đó chắc chắn sẽ tốt hơn đơn giản như một lời nguyện tắc trước mỗi việc của ta thì chúng ta sẽ tránh xa được cám dỗ tốt hơn. Hãy nghĩ đến Chúa bắt đầu lại từ bây giờ với những ai đã và đang đau khổ làm nhạt nhòa hình ảnh Chúa, đơn giản bằng việc àm dấu thánh giá mỗi sáng khi thức dậy hơn là lựa chọn xem điện thoại khi vừa thức giấc. Nhưng cho dù có trải qua bao nhiêu điều không đẹp lòng Chúa thì cũng hãy nhớ rằng Chúa luôn ở bên ta và soi sáng hướng dẫn. Đừng để những cám dỗ, thất bại, thù hận hay lo sợ làm ta vấp ngã, những lúc ấy hãy nghĩ đến Chúa vì Chúa rất yêu thương chúng ta. Tông huấn thứ 2 của CHRISTUS VIVIT như một thông điệp gửi đến người trẻ chúng ta hãy luôn nhớ Chúa luôn ở bên bạn, Hãy nhìn lại từ lúc sinh ra tới giờ nếu không có Chúa bạn có tồn tại như ngày hôm nay không? Hãy chọn Chúa vì một tương lai của giáo hội làm rạng danh Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta! Tác giả: Phêrô Thái Trần Giang35313810
- Nhà thờ Đức Bà Sài GònTrong PHOTO CONTEST·5 tháng 9, 2020Buổi sáng tại nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn thật êm đềm biết bao. -------------------- Tác giả: Phêrô Hồ Sĩ Phú Facebook: https://www.facebook.com/siphu1806 TNTT Giáo Xứ Bình An - Giáo Hạt Bình An - Giáo Phận Sài Gòn.20221044
- CHRISTUS VIVIT – ĐỨC KITÔ ĐANG SỐNG!!!Trong CHRISTUS VIVIT·26 tháng 6, 2020Với tôi, Tông huấn (TH) Christus Vivit của Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxico là một lời tuyên bố lại một sự thật đã có từ rất xưa rằng: ĐỨC KITÔ ĐANG SỐNG!!! Có lẽ xét về đàng thiêng liêng, sự ra đời của tông huấn này như một Hot Trend thời thượng của người trẻ ngày hôm nay. Tôi gọi TH là “Hot Trend” của người trẻ bởi nội dung của TH khiến người trẻ thấy mình được quan tâm trước những nỗi khổ tâm mà chúng ta – những người trẻ đang đối diện. Cái hay của TH đi kèm với sự tinh tế của ĐGH khi ngài giúp người trẻ từng bước gọi “đúng tên” những nỗi tâm ấy. Cơ mà, theo tôi, qua tựa đề của TH, ĐTC muốn nhận ra một nỗi tâm căn bản nhất, đau đớn nhất, ấy chính là sự CÔ ĐƠN. Nhưng, sự cô đơn ấy chẳng là gì cả, bởi ĐỨC KITÔ ĐANG SỐNG!!! Có lẽ vì thế, ngay từ đầu ĐTC đã ân cần nói với chúng ta: “Đức Kitô hằng sống ở trong các con, Người ở với các con, và Người không bao giờ bỏ các con. Dù các con đi lạc xa đến đâu, Người là Đấng Phục Sinh vẫn luôn ở đó…” (xem ChV, số 2, tr. 5). Quả thực, người trẻ ngày hôm nay cần một sự hiện diện chắc chắn và tròn đầy. Bởi mọi thứ với người trẻ hôm nay, từ người thân đến bạn bè, tất cả như một “Kẻ xạ lạ”. Họ thấy cô đơn, trống rỗng… có người lắp đầy chúng bằng cách biến thân xác mình bằng trò tiêu khiển mua vui cho chính mình… hay cũng có người bế tắc đến độ buông xuôi tất cả, tìm đến cái chết. Họ thật đáng thương… và không chừng chính tôi cũng đáng thương một trật. Cho nên, đặt TH “Christus Vivit” vào bối cảnh hiện nay, tôi nhìn nó như một “kim chỉ nam” giúp người trẻ tìm ra mục đích sống cho đời mình. Và hơn hết, nó như một cục tẩy “xoá” đi nỗi cô đơn trong cuộc đời của mỗi chúng ta, bởi ta CÓ Đức Kitô hằng sống; và khi CÓ Người chúng ta có anh em. . Nhớ lại, tình cảnh của hai môn đệ trên đường Emmaus, ta sẽ hiểu. Họ ra đi trong thất vọng ê chề, nhưng quay lại trong hân hoan bởi họ gặp được Đức Kitô đang sống với một sự hiện diện tròn đầy và chắc chắn. Tuy nhiên, sự gặp gỡ này đòi hỏi mỗi chúng ta phải can đảm đối diện với những gốc rễ của mình (xem chương 6, tr. 121), can đảm đi vào thinh lặng của ngôi thánh đường giữa một phố xá ồn ào tấp nập, quỳ xuống trước Chúa Giêsu Thánh Thể để chuyện vãn với Ngài những nỗi buồn vui của kiếp nhân sinh, để nói với cả thế giới rằng: TÔI TIN ĐỨC KITÔ ĐANG SỐNG…Ngài ở đây với tôi và với bạn.2917346
- Cung Nghinh Thánh ThểTrong PHOTO CONTEST·10 tháng 9, 2020Hằng năm, cứ đến lễ kính Mình Máu Chúa Kitô, giáo xứ tổ chức buổi cung nghinh Thánh Thể Chúa - mừng bổn mạng của Giới Thiếu Nhi giáo xứ Hữu Phước - Giáo Phận Bà Rịa. Xin Chúa Thánh Thể, Đấng là nguồn Tình Yêu ban muôn ơn lành xuống trên các em thiếu nhi để các em luôn là chứng nhân của Bí Tích Thánh Thể mang Chúa đến mọi nơi và đến với mọi người để nước Chúa ngày càng lan rộng, ngày càng có nhiều người cảm nghiệm được Tình Yêu của Chúa ngự trong bí tính Thánh Thể. Lời nguyện: Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đến với chúng con dưới dạng tấm bánh bình thường. Tấm bánh chẳng nói gì, chỉ biết lặng lẽ chờ đợi. Tấm bánh hiện diện là để phục vụ cho con người. Tấm bánh quá đỗi mong manh, nhỏ bé, có thể bị ẩm mốc làm hư hoại, và tan rất mau sau khi được nhận lãnh. Lạy Chúa Giêsu, có cái gì tương tự giữa phận làm người và phận làm bánh của Chúa. Xin cho chúng con biết cách đến với con người hôm nay: đơn sơ, khiêm hạ, không chút vinh quang hay quyền lực. Nhờ ăn tấm bánh của Chúa, chúng con cũng trở nên tấm bánh ngon, được bẻ ra để đáp ứng khẩu vị của nhiều người. Ước gì chúng con dám rước Chúa đi vào mọi vùng mờ tối của lòng mình, để sự hiện diện của Chúa trong con được lớn lên. Và ước gì chúng con trở thành những Nhà tạm di động, đem Chúa đến cho đồng bào và quê hương chúng con. Amen. Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ Tên Thánh - Họ Tên: Maria Trần Thị Hoàng Oanh Link FB: https://www.facebook.com/Oanhtran23 Giáo xứ Hữu Phước - Giáo hạt Bình Giã - Giáo Phận Bà Rịa1615117
- Ơn Ta Đủ Cho Con❤️Trong PHOTO CONTEST·18 tháng 8, 2020Con hãy luôn xác tín rằng, dù con có gặp sóng to gió lớn đến đâu đi chăng nữa, Ngài vẫn luôn dõi theo con. Hãy chạy đến với Thánh Thể Ngài, Ngài sẽ nâng đỡ và dìu dắt con đi... Đừng sợ, hãy đến, vì ơn Ngài đủ cho con. <Ơn Ta Đủ Cho Con_Phêrô Nguyễn Minh Quân_0564293595>1515135
- CHÚ LỄ SINHTrong PHOTO CONTEST·10 tháng 9, 2020Niềm vui, niềm vinh dự, niềm hạnh phúc của biết bao Lễ sinh ... .... “Nếu chúng ta nghĩ linh mục là sứ vụ viên của Chúa, đại diện của Chúa Giêsu Kitô thì các em giúp lễ có phẩm cách biết chừng nào! Các bậc vị vọng, các hoàng tử, các ông vua thỉnh thoảng giúp lễ và họ đã hãnh diện biết chừng nào. Các con giúp lễ, trong vòng bạn bè của các con, các con hãy tự hào về chức vị của các con, về đức tin của các con”. (Trích "Cẩm nang của các em giúp lễ") P/s: Khoảnh khắc được chụp trong buổi lễ Ban Bí tích Thêm sức. Em đang đứng vị trí này, em "run" nên mặt em không được tươi nè. Hihi... Tên Thánh - Họ Tên: Maria Trần Thị Hoàng Oanh Link FB: https://www.facebook.com/Oanhtran23 Giáo xứ Hữu Phước - Giáo hạt Bình Giã - Giáo Phận Bà Rịa1515149
- TRONG CHÚA KI-TÔ CHÚNG TA LÀ GIA ĐÌNHTrong PHOTO CONTEST·31 tháng 8, 2020Tự hào là những người Ki-tô hữu, chúng ta có một Chúa là Cha và chúng ta là anh chị em với nhau. Ngoài các buổi gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau qua các bài học Giáo lý, các bạn trẻ còn quy tụ, nối kết với nhau qua các hoạt động sinh hoạt vui chơi như: cắm trại hè, sinh hoạt ngoài trời, nấu ăn theo đội, cuộc thi cắm hoa xuân...Mỗi hoạt động đem đến cho các bạn sự hiểu biết nhau hơn, đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách.Cũng từ các hoạt động gắn kết như vậy tạo cho các bạn nhiều mối quan hệ tốt đẹp và yêu thương nhau hơn trong tình yêu Chúa. 1. Cùng nhau sinh hoạt ngoài trời bất chấp mưa gió 👬 2. Cùng nhau vào bếp 😋 3. Chia sẻ để hiểu và thương nhau hơn. We are family 💗 4. Thử thách cũng không làm khó chúng ta 😉 5. Cùng nhau tô thắm sắc xuân nào! 😍 Maria Đinh Thị Thanh Thảo https://www.facebook.com/thaothanh36 Giáo xứ Tân Đông - Giáo hạt Hóc Môn - Tổng Giáo phận Sài Gòn2114255
- Cuộc sống mưu sinh...Trong PHOTO CONTEST·3 tháng 9, 2020"Mỗi nghề có một lời ru Dở - hay xin chọn mãi ru khúc này" Người trẻ đang đối mặt với nhiều thách đố trong thời đại 4.0. Đứng trước những điều đó, nhiều bạn trẻ chọn cho mình những công việc tầm thường, âm thầm và lặng lẽ. Thay vì làm kỹ sư, bác sĩ, dân văn phòng,...họ lại chọn làm công nhân vệ sinh, bán cafe dạo, bán quần áo vỉa hè, hay làm một tài xế Grab,...Những câu việc ấy tuy tầm thường nhưng chúng vẫn mang lại cho xã hội này nhiều điều tốt đẹp. Họ vẫn tìm kiếm cho mình một tương lai chứ không "ăn không ngồi rồi", không tìm sự an nhàn, bám víu vào gia đình. Tôi tin tương lai tươi sáng sẽ đón chào những con người biết nỗ lực từng ngày, tôi tin và tự hào về người trẻ - thế hệ của tương lai và niềm hi vọng cho Giáo Hội và xã hội. Tác giả: Phanxicô Saviê Phạm Trí Hào, Giáo xứ Song Mỹ, Giáo hạt Ninh Sơn, Giáo Phận Nha Trang. Link facebook: https://www.facebook.com/mong.mo.1291114288
- LỬA TÌNH YÊU - LỬA NỐI KẾTTrong PHOTO CONTEST·10 tháng 9, 2020Lạy Chúa là ánh sáng muôn ngàn đời rực rỡ, chỉ có Chúa mới là đường, là sự thật và là sự sống. Chúng con tin thật Chúa luôn ở bên mỗi người chúng con, Chúa luôn yêu thương, chăm sóc từng người chúng con bằng một tình yêu trìu mến và những điều tốt đẹp nhất. Vì thế, Chúa cũng muốn mỗi người chúng con luôn sống trong mối thân tình, hiệp nhất với Chúa và với mọi người xung quanh chúng con, nhất là những người trong gia đình và giáo xứ chúng con. Chúa ơi, ngay lúc này đây, chúng con quyết tâm sống trọn vẹn ơn gọi làm con Chúa hơn mỗi ngày, ngoan ngoãn và vâng lời cha mẹ, chu toàn trách nhiệm mỗi ngày, sống chân tình và dễ thương hơn mỗi ngày với Chúa và với mọi người. Xin Chúa hãy giúp con thắp sáng ngọn lửa hiệp nhất yêu thương này qua việc học yêu thánh giá, yêu Chúa và yêu mọi người để tình yêu luôn mãi nhiệm mầu nơi mỗi người chúng con. Tên Thánh - Họ Tên: Maria Trần Thị Hoàng Oanh Link FB: https://www.facebook.com/Oanhtran23 Giáo xứ Hữu Phước - Giáo hạt Bình Giã - Giáo Phận Bà Rịa1713153
- Cầu Nguyện Lửa Thiêng 🔥Trong PHOTO CONTEST·30 tháng 8, 2020Thanh xuân của các em thiếu nhi đó là những ngày rong chơi mệt mỏi Còn thanh xuân của người huynh trưởng đó là những năm tháng phục vụ vì danh Chúa Là một người Kito Hữu, trong chúng ta không ai không cảm nhận được những buổi sa mạc hằng năm với biết bao điều ý nghĩa, niềm vui, sự hi sinh và ở đó còn là tinh thần bác ái. Đến với cuộc thi bắt trọn khoảnh khắc, là một người huynh trưởng xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Châu Bình, tôi mang đến một trong những khoảnh khắc đẹp nhất thiêng liêng nhất của một buổi sa mạc mà có lẽ trong chúng ta không ai là không biết. Đó là lửa thiêng Thánh Thể. Đối với mỗi người, ngọn lửa đẹp nhất,sáng nhất đó chính là ngọn lửa đức tin. Khoảnh khắc ấy tôi chưa bao giờ quên được, nhìn thấy các em tôi lại được nhìn thấy chính mình cách đây 5 năm về trước, rong chơi hết chuỗi ngày còn là một đứa trẻ cho đến khi khoác lên mình chiếc khăn huynh trưởng. Bắt gặp đâu đó chính con người của mình trong từng lời cầu nguyện của các em. Một chút xúc động, một chút suy tư về hành trình con đường giáo dục Đức Tin của chính mình qua những câu chuyện các em mang đến. Giờ đây, tôi thực sự đã đủ trưởng thành,đủ lớn để cùng chia sẻ với các em trong bầu không khí cầu nguyện dưới ngọn lửa Thánh Thể. Đó là một niềm vinh hạnh rất lớn mà chính Chúa Kito đã trao cho các anh chị huynh trưởng sứ mạng này ♥️ Giuse Trần Quốc Bảo https://www.facebook.com/tranquocbao.tp Xứ Đoàn Thánh Thể Châu Bình - Giáo hạt Thủ Đức - Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh1613361
- Tản mạn về chuyện làm từ thiệnTrong PHOTO CONTEST·10 tháng 8, 2020Nếu có ai hỏi, từ thiện là gì? Tôi sẽ trả lời rằng: Từ thiện là việc làm nhằm sẻ chia bớt những khó khăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, và việc làm đó xuất phát từ tâm, từ trái tim và lòng nhân hậu giữa con người với con người, không vì mục đích vụ lợi. Thế nhưng, câu trả lời đó chưa đủ để gọi là đúng vì việc làm đó cần phải đúng lúc, đúng chỗ. Dễ thấy các hoạt động từ thiện đó ở các cổng chùa, nhà thờ, bệnh viện, côi nhi viện, hay sau các trận bão lụt hoặc các nơi vùng sau vùng xa, …và ngay cả trong văn bản pháp luật vẫn có các quy định này (quy định hỗ trợ người nghèo). Mỗi nơi đều có mỗi cách từ thiện khác nhau, người phát cơm, cháo hay gạo, hay cho tiền, tặng tập sách bút….nhưng cũng như khái niệm trên kia tôi đã nêu, việc làm đó chưa đủ gọi là đúng, vì cần phải xem việc làm từ thiện đó đã đúng lúc, đúng chỗ chưa. Có những người con xa quê vẫn đau đáu với những số phận nghèo khó nơi thâm sơn cùng cốc. Họ góp nhặt từ bạn bè những kỷ vật, đồ dùng đã cũ nhưng còn giá tri. Họ tổ chức “đấu giá nội bộ” trong bạn bè mạng xã hội để gom góp từng đồng. Từ ngân quỹ đó họ mua sách vở, áo quần, đồ dùng học tập, xây dựng phòng học; hỗ trợ sách giáo khoa. Họ liên kết với bạn bè trong nước, tự tổ chức những chuyến đi đến vùng cao giúp các cháu đến trường. Họ chỉ nghĩ đơn giản, đó là sự chia sẻ khó khăn với đồng bào của mình theo phương châm: VÌ TA CẦN NHAU Có người từ bỏ chốn quan trường khi đang độ sung sức, mời gọi bạn bè doanh nhân, viên chức và cộng đồng mạng xã hội lập chương trình “Cơm Có Thịt“. Họ gom góp tiền, tự tổ chức và tìm đến với trẻ em nghèo vùng cao heo hút, Đều đặn mang đến cho các cháu những bữa “cơm có thịt”. Chỉ vì họ thấy xã hội và đất nước này còn quá nhiều nghịch cảnh và bất công. Họ muốn san sẻ với đồng bào mình còn nghèo khó ở rất nhiều địa phương vùng sâu vùng xa. Vì nới đó, hằng ngày hằng tuần rất cần một bữa CƠM CÓ THỊT. Sức lan tỏa tình thương, tình đồng bào đó theo mạng xã hội lan xa ra ngoài biên giới Việt Nam. Những bác hưu trí, những nhà văn, nhà thơ âm thầm góp sách; có những cháu sinh viên du học Âu, Mỹ, Nhật, Nga,… chắt chiu từng đồng tiết kiệm hay tổ chức những buổi giao lưu để quyên góp tiền ủng hộ CƠM CÓ THỊT & VÌ TA CẦN NHAU. Có những người âm thầm đặt bình nước lọc miễn phí bên hè phố giúp người lỡ độ đường, những bà ve chai, người bán vé số, bác xích lô, anh xe ôm,… qua cơn khát giữa cái nắng bỏng rát mùa hè. Những san sẻ mang tình đồng bào và rất thiết thực. Có những tiểu thương đều đặn góp cân thịt, bó rau; có quán cà phê đặt hòm thu nhặt những đồng tiền lẽ từ khách hàng, cùng góp vào bếp ăn tình thương ở các bệnh viện; hay mỗi mùa lụt bão, đây đó những vùng quê, những con người cần trợ giúp là bà con hưởng ứng nhiệt tình không tính toán. Phạm vi và mức độ lan tỏa tấm lòng “lá lành đùm lá rách” khác nhau, nhưng giá trị nhân văn của mỗi người, mỗi việc làm đều như nhau. Đó là tình nghĩa đồng bào của những tấm lòng đáng quý! Hàng loạt các chế độ chính sách ưu đãi cho người nghèo cũng là một cách làm từ thiện của Nhà nước hiện nay, nhưng sao, nhiều hộ vẫn cứ muốn mình nghèo hoài?! Có phải là để nhận hỗ trợ, trợ cấp từ ngân sách nhà nước không? Dẫu biết rằng, từ thiện là hoạt động thể hiện tính nhân văn, nhân đạo giữa con người với con người, là nét đẹp văn hóa của người Việt nên không cần phải có quy định nào ràng buộc, thế nhưng, nếu cứ từ thiện theo kiểu phong trào, mù quáng thì người nghèo, người tốt trong những câu chuyện cổ tích mà bạn vẫn được nghe xưa kia sẽ trở thành người có rất nhiều, người xấu (vì nhiều tiền rồi thì không cần phải làm việc để có tiền và kết quả là “nhàn cư vi bất thiện”) Theo: Thạch - Nhóm Từ Thiện DNQ . https://www.facebook.com/HoVanThachh25117830
- Lắng nghe và tin tưởng giới trẻTrong CHRISTUS VIVIT·9 tháng 6, 2020Ngày 2.4.2019, Tòa Thánh đã công bố tông huấn Christus vivit (Ðức Kitô đang sống) của Ðức Giáo Hoàng, đúc kết từ thành quả làm việc của kỳ Thượng Hội đồng Giám mục về giới trẻ vào tháng 10.2018. Văn bản này đã được ngài ký vào lễ Truyền tin - 25.3 tại Ðền thánh Ðức Bà Loreto (Ý). Bản tông huấn gồm 9 chương và 299 đoạn là lời mời gọi giới trẻ đồng hành cùng Giáo hội trong hành trình gieo hạt giống Tin Mừng, và cũng là lời nhắn nhủ Giáo hội hãy mở lòng, đừng ngại những thay đổi được khơi nguồn từ sức sống của tuổi trẻ. Hiện tại của Thiên Chúa Ðức Phanxicô cảnh báo về xu hướng muốn đồng thể hóa giới trẻ, triệt tiêu những nét riêng và sự khác biệt vốn xuất phát từ những nền tảng văn hóa, xã hội, gia đình khác nhau, biến họ thành những người dễ dàng bị thao túng, “như được sản xuất hàng loạt”, ai cũng giống ai. Ngược lại, “các con đừng để thế giới phải mất đi những giá trị mà chỉ riêng mình có thể mang lại, vì mỗi người là duy nhất”. Christus vivit nhấn mạnh giới trẻ là “hiện tại của Thiên Chúa” và tuổi trẻ là “khoảng thời gian của mơ ước và chọn lựa”, để “sống và trải nghiệm”. Ðức Thánh Cha đề cập một chủ đề mà ngài rất quan tâm là sự kết nối giữa các thế hệ, mời gọi các bạn trẻ lắng nghe thế hệ đi trước. “Nếu có ai đó đưa ra một đề nghị và bảo các con hãy lãng quên lịch sử, hãy bác bỏ kinh nghiệm của những người lớn tuổi hơn, hãy coi thường quá khứ và chỉ nhìn về tương lai mà họ hứa hẹn. Phải chăng họ đang gài bẫy với lời đề nghị đó để các con chỉ làm theo những gì mà họ nói?”. Ngài cũng nhắc nhở thanh niên đừng bị rơi vào tình trạng “quá tự mãn về tuổi trẻ và cho rằng những gì không trẻ trung đều tồi tệ và lỗi thời”. Tuy nhiên, lắng nghe người từng trải hơn không có nghĩa là phải đồng ý với họ hoàn toàn hay phải ủng hộ mọi điều mà họ làm. Ðừng để Giáo hội thành viện bảo tàng Ðức Giáo Hoàng giảng giải về ơn gọi, một trong những chủ đề chính của kỳ Thượng Hội đồng hồi tháng 10.2018, như “lời mời gọi của Chúa” để các bạn trẻ nối tình bằng hữu với Người và sẵn sàng cho sứ vụ thừa sai. Ngài phân tích những ơn gọi khác nhau: trong hôn nhân, trong công việc, và ơn gọi cho đời sống thánh hiến. “Vì sao lại loại trừ? Hãy cứ tin chắc rằng nếu con nhận ra lời mời gọi của Chúa và làm theo thì con sẽ được toại nguyện”, Ðức Phanxicô lưu ý khi bàn về nhiều con đường để đào sâu việc phân định ơn gọi trong Giáo hội. Trong tông huấn, giữa những lời huấn dụ cho thanh thiếu niên, Ðức Thánh Cha cũng kêu mời Giáo hội đừng ngại để cho giới trẻ thúc đẩy mình, tránh trở thành “một Giáo hội trong thế phòng thủ, đánh mất sự khiêm nhường, không còn chịu lắng nghe, không để người khác chất vấn, để mất đi thế hệ trẻ và trở nên một viện bảo tàng”. Giáo hội cần nhìn nhận quan điểm, thậm chí cả những chỉ trích của giới trẻ, đừng nên “im lặng, rụt rè, hay luôn luôn tỏ ra sừng sộ với hai hoặc ba chủ đề làm cho mình bị ám ảnh”. Khác với “một Giáo hội quá e ngại, quá khuôn khổ”, “một Giáo hội sống động” sẽ lưu ý đến những yêu cầu chính đáng như của những phụ nữ mong mỏi được đối xử bình đẳng và công bằng hơn. Giới trẻ mời gọi giới trẻ Theo Ðức Phanxicô, để giới trẻ tham gia nhiều hơn vào đời sống của Giáo hội thì trước hết cần phải tin tưởng vào khả năng của họ và giúp họ tự tin vào khả năng đó. “Ðiều quan trọng nhất là mỗi bạn trẻ có thể thốt ra lời loan báo đầu tiên trên mảnh đất màu mỡ là trái tim của một bạn trẻ khác”. Ngài nhấn mạnh vai trò của họ trong việc rao giảng đức tin “bằng ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay”. Ðức Thánh Cha nêu ví dụ về một số nơi vẫn xảy ra tình trạng sau khi thanh thiếu niên được gợi mở để tìm hiểu về Chúa thì thường được cho học những “khóa đào tạo” với nội dung quá giáo điều, hầu như hoàn toàn chỉ về đạo đức và ý hướng. “Kết quả là nhiều bạn trẻ cảm thấy chán, mất đi ngọn lửa nhiệt thành để tìm gặp và đi theo Chúa, bỏ dở chặng đường, trở nên buồn chán và tiêu cực”. Ngài nhắc đến “một số cộng đoàn Công giáo vì sợ sự thay đổi nên không thể chấp nhận mạo hiểm và thu mình lại trước mọi nguy cơ - có thật hay chỉ là tưởng tượng - mà sự thay đổi có thể dẫn đến” nên đã trở thành những “pháo đài” để tự vệ trước mọi sai sót “từ bên ngoài”. Ngài nhìn nhận nhiều thanh thiếu niên vẫn còn đang chịu đựng những nỗi đau giằng xé, “nỗi đau ấy như tát vào chúng ta”. Ðức Phanxicô tin tưởng giới trẻ có thể hành động để chống lại “đám mây đen này” bằng khả năng đổi mới, gắn kết, mơ ước những điều mới mẻ và sáng tạo. Ðức Thánh Cha vẫn giữ tinh thần lạc quan xuyên suốt tông huấnChristus vivit:“Mỗi bạn trẻ là một lời hứa bền bỉ cho cuộc sống”. Và ngài tặng họ ba chân lý để luôn giữ được niềm hy vọng:“Chúa yêu thương con”;“Chúa cứu giúp con”và“Ngài đang sống”. Tác giả: Thạch : QuotesHuynhTruong111121997
bottom of page