Nếu có ai hỏi, từ thiện là gì? Tôi sẽ trả lời rằng: Từ thiện là việc làm nhằm sẻ chia bớt những khó khăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, và việc làm đó xuất phát từ tâm, từ trái tim và lòng nhân hậu giữa con người với con người, không vì mục đích vụ lợi.
Thế nhưng, câu trả lời đó chưa đủ để gọi là đúng vì việc làm đó cần phải đúng lúc, đúng chỗ.
Dễ thấy các hoạt động từ thiện đó ở các cổng chùa, nhà thờ, bệnh viện, côi nhi viện, hay sau các trận bão lụt hoặc các nơi vùng sau vùng xa, …và ngay cả trong văn bản pháp luật vẫn có các quy định này (quy định hỗ trợ người nghèo).
Mỗi nơi đều có mỗi cách từ thiện khác nhau, người phát cơm, cháo hay gạo, hay cho tiền, tặng tập sách bút….nhưng cũng như khái niệm trên kia tôi đã nêu, việc làm đó chưa đủ gọi là đúng, vì cần phải xem việc làm từ thiện đó đã đúng lúc, đúng chỗ chưa.
Có những người con xa quê vẫn đau đáu với những số phận nghèo khó nơi thâm sơn cùng cốc. Họ góp nhặt từ bạn bè những kỷ vật, đồ dùng đã cũ nhưng còn giá tri. Họ tổ chức “đấu giá nội bộ” trong bạn bè mạng xã hội để gom góp từng đồng. Từ ngân quỹ đó họ mua sách vở, áo quần, đồ dùng học tập, xây dựng phòng học; hỗ trợ sách giáo khoa. Họ liên kết với bạn bè trong nước, tự tổ chức những chuyến đi đến vùng cao giúp các cháu đến trường. Họ chỉ nghĩ đơn giản, đó là sự chia sẻ khó khăn với đồng bào của mình theo phương châm: VÌ TA CẦN NHAU
Có người từ bỏ chốn quan trường khi đang độ sung sức, mời gọi bạn bè doanh nhân, viên chức và cộng đồng mạng xã hội lập chương trình “Cơm Có Thịt“. Họ gom góp tiền, tự tổ chức và tìm đến với trẻ em nghèo vùng cao heo hút, Đều đặn mang đến cho các cháu những bữa “cơm có thịt”. Chỉ vì họ thấy xã hội và đất nước này còn quá nhiều nghịch cảnh và bất công. Họ muốn san sẻ với đồng bào mình còn nghèo khó ở rất nhiều địa phương vùng sâu vùng xa. Vì nới đó, hằng ngày hằng tuần rất cần một bữa CƠM CÓ THỊT.
Sức lan tỏa tình thương, tình đồng bào đó theo mạng xã hội lan xa ra ngoài biên giới Việt Nam. Những bác hưu trí, những nhà văn, nhà thơ âm thầm góp sách; có những cháu sinh viên du học Âu, Mỹ, Nhật, Nga,… chắt chiu từng đồng tiết kiệm hay tổ chức những buổi giao lưu để quyên góp tiền ủng hộ CƠM CÓ THỊT & VÌ TA CẦN NHAU.
Có những người âm thầm đặt bình nước lọc miễn phí
bên hè phố giúp người lỡ độ đường, những bà ve chai, người bán vé số, bác xích lô, anh xe ôm,… qua cơn khát giữa cái nắng bỏng rát mùa hè. Những san sẻ mang tình đồng bào và rất thiết thực.
Có những tiểu thương đều đặn góp cân thịt, bó rau; có quán cà phê đặt hòm thu nhặt những đồng tiền lẽ từ khách hàng, cùng góp vào bếp ăn tình thương ở các bệnh viện; hay mỗi mùa lụt bão, đây đó những vùng quê, những con người cần trợ giúp là bà con hưởng ứng nhiệt tình không tính toán.
Phạm vi và mức độ lan tỏa tấm lòng “lá lành đùm lá rách” khác nhau, nhưng giá trị nhân văn của mỗi người, mỗi việc làm đều như nhau. Đó là tình nghĩa đồng bào của những tấm lòng đáng quý!
Hàng loạt các chế độ chính sách ưu đãi cho người nghèo cũng là một cách làm từ thiện của Nhà nước hiện nay, nhưng sao, nhiều hộ vẫn cứ muốn mình nghèo hoài?! Có phải là để nhận hỗ trợ, trợ cấp từ ngân sách nhà nước không?
Dẫu biết rằng, từ thiện là hoạt động thể hiện tính nhân văn, nhân đạo giữa con người với con người, là nét đẹp văn hóa của người Việt nên không cần phải có quy định nào ràng buộc, thế nhưng, nếu cứ từ thiện theo kiểu phong trào, mù quáng thì người nghèo, người tốt trong những câu chuyện cổ tích mà bạn vẫn được nghe xưa kia sẽ trở thành người có rất nhiều, người xấu (vì nhiều tiền rồi thì không cần phải làm việc để có tiền và kết quả là “nhàn cư vi bất thiện”)
Theo: Thạch - Nhóm Từ Thiện DNQ .
Đồng ý kiến.....
Hay😊
Thương các em
việc làm ý nghĩa nhất từ xa xưa
việc làm ý nghĩa quá
đẹp, mình cũng thích đi làm từ thiện
Tuyệt vời
hình ảnh chân thực, cảm động, bài viết phản ánh tốt
Thương mấy em vùng xa quá
😍
Việt Nam cần nhiều người như Nhóm. <3
Bài viết đề cập và phản ánh đến chính sách rất tốt.